Bản tin Dak Lak

Tác dụng của rễ đinh lăng - Sự thật có như lời đồn

Rễ đinh lăng là một loại dược liệu quý thuộc họ với nhân sâm. Người ta thường dùng rễ đinh lăng để ngâm rượu, nấu nước uống với công dụng điều trị thiếu máu, giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe khá hiệu quả. Vậy tác dụng của rễ đinh lăng là gì? Nó có thực sự tốt như vậy không?

Tìm hiểu chung về rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng chính là phần mọc dưới đất của cây đinh lăng, hình củ và có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Nếu bạn chưa biết thì cây đinh lăng còn được gọi với cái tên khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm. Loại cây này thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có thân nhỏ, chiều cao trung bình chỉ 1 – 2m và không có gai.

Thông thường, người ta sẽ thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa đông. Rễ đinh lăng sử dụng để làm thuộc nên là những cây 4, 5 tuổi trở lên. Bởi đây là thời điểm này rễ chứa nhiều hoạt chất nhất.

Rễ đinh lăng
Rễ đinh lăng

Rễ sau khi được đào sẽ đem đi rửa sạch, cắt bỏ phần sát với gốc thân. Nếu là rễ nhỏ thì thái nhỏ, phơi khô và dùng dần. Còn những loại rễ lớn, người ta sẽ chạm khắc thành những hình thù bắt mắt rồi đem đi ngâm rượu vừa chưng, vừa uống.

Bên cạnh công dụng của rễ cây đinh lăng, phần lá cũng có nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống. Đặc biệt là với phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ.

Tác dụng của rễ đinh lăng - Sự thật có như lời đồn

Nhiều người ví củ đinh lăng như nhân sâm của người nghèo. Bởi nó có công dụng gần giống như củ nhân sâm nhưng giá thành thì rẻ và phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt là những người mắc chứng bệnh thiếu máu, thể lực kém hay mắc bệnh vặt.

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lượng dung dịch chiết xuất từ rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng biên độ điện thế não, giảm tỷ lệ xuất hiện sóng delta, tăng tỷ lệ phát sóng alpha và beta. Điều này sẽ giúp tinh thần được thoải mái và tỉnh táo hơn.

Tác dụng của rễ đinh lăng
Tác dụng của rễ đinh lăng

Một Thạc sĩ thuộc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM cho rằng: Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều hoạt tính rất tốt cho não bộ, giúp tăng lưu lượng máu lên não. Giúp người dùng hạn chế các bệnh liên quan đến não bộ như: Tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não. Ngoài ra, sử dụng rễ đinh lăng con có tác dụng chống mệt mỏi, tăng thể lực cực kỳ hiệu quả cho nam giới.

Rễ đinh lăng có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể dùng dạng tươi hoặc khô, cao, thuốc bột, thuốc viên, ngâm rượu,… Trong đó, rễ đinh lăng ngâm rượu sẽ tận dụng triệt để công dụng của rễ đinh lăng. Bạn cũng có thể ngâm cùng với bạch tật lê hoặc sâm cau để nâng cao hiệu quả.

Công dụng của rễ đinh lăng

Uống nước lá cây đinh lăng rất nhiều công dụng vậy còn rễ đinh lăng có tác dụng gì?

Rễ đinh lăng có vị đắng, hơi ngọt, không độc và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được công dụng của rễ đinh lăng trong việc bổ khí huyết, thông huyết mạch và một số công dụng tuyệt vời khác.

  • Rễ đinh lăng phát huy hiệu quả rất tốt giúp lợi sữa, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu ở phụ nữ sau sinh.
  • Rễ đinh lăng hỗ trợ làm giảm trương lực cơ tim, giảm huyết áp.
  • Rễ đinh lăng giúp hỗ trợ quá trình tăng cân, tăng cường sức khỏe hô hấp.
  • Rễ đinh lăng giúp chống oxy hóa, kích thích miễn dịch.
  • Rễ đinh lăng giúp bảo vệ gan, co bóp tử cung nhẹ.
  • Giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai như nhân sâm, đương quy, tam thất, ba kích,…
  • Bên cạnh đó, rễ đinh lăng còn giúp bổ thận tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý, tăng chất lượng tinh trùng. Góp phần nâng cao đời sống tình dục của vợ chồng.
Công dụng của rễ đinh lăng
Công dụng của rễ đinh lăng

Một số lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng là một vị thuốc cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng, nếu bạn không sử dụng đúng cách thì không những không bổ mà còn tiền mất tật mang. Để không rơi vào trường hợp này, khi sử dụng rễ đinh lăng bạn hãy lưu ý đến một số điều quan trọng sau đây:

Phần vỏ của đinh lăng tiết khá nhiều nhựa. Nhựa này cũng tương tự như những cây có nhựa mủ khác. Khi sử dụng rễ đinh lăng tươi bạn không nên dùng trực tiếp mà hãy phơi khô để nhựa tiết ra hết.

Trong rễ đinh lăng có chứa hoạt chất saponin có thể gây choáng váng, mệt mỏi, tiêu chảy. Do đó, bạn không nên sử dụng đinh lăng thường xuyên mà chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức cần thiết.

Một số lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng rễ đinh lăng
Một số lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng rễ đinh lăng

Chắc hẳn những chia sẻ ở bài viết trên đây cũng giúp bạn biết được tác dụng của rễ đinh lăng thực sự rồi phải không. Rễ đinh lăng thực sự là một vị thuốc tốt cho sức khỏe con người. Bạn hãy tìm hiểu và sử dụng nó một cách khoa học để tận dụng tối đa công dụng của loại cây nhân sâm dành cho người nghèo này nhé!

Xem thêm: