Bản tin Dak Lak

Giải đáp thắc mắc “Đất có độ pH 6.5 là loại đất gì?”

Tùy vào mỗi loại đất sẽ có những đặc tính riêng, phù hợp với loại cây trồng khác nhau. Và mỗi loại đất cũng sẽ tương ứng với một chỉ số pH khác nhau. Thông qua độ pH đất để phản ánh tình trạng đất, đưa ra biện pháp cải tạo phù hợp. Vậy đất có độ pH 6.5 là loại đất gì?

Đất có độ pH 6.5 thuộc nhóm đất nào?

Độ pH là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Chỉ số này thường được áp dụng để phản ánh tính kiềm hoặc tính axit của môi trường đất. Tùy vào mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với độ pH khác nhau. Thông qua chỉ số pH, chúng ta có thể xác định được từng loại đất, điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Vậy đất có độ pH 6.5 là loại đất gì? Cây trả lời là nhóm đất trung tính, không kiềm, không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Cụ thể:

Chỉ số pH từ 3.0 đến nhỏ hơn 6.5 là nhóm đất chua, có độ acid thấp, có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các nguyên tố có tính kiềm như Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden,…khó có thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.

Chỉ số pH từ 6.5 đến 7.6 là nhóm đất trung tính hay còn gọi là nhóm đất đất acid trung bình. Nhóm đất này phù hợp với đa số các loại cây trồng thông thường, trừ những loại cây trồng ưa đất chua hoặc đất kiềm.

Chỉ số pH từ 7.5 – 9 thuộc nhóm đất kiềm. Loại đất này sẽ thích hợp cho các cây họ đậu sinh trưởng, phát triển tốt. Nhóm đất kiềm làm cho các nguyên tố như Mangan (Mn), Sắt (Fe),...bị giảm khả năng hòa tan, gây mất cân bằng Canxi trong đất, dẫn đến tình trạng cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Đất có độ pH 6.5 thuộc nhóm đất nào?

Đất có độ pH 6.5 thuộc nhóm đất nào?

Đặc điểm chung của nhóm đất trung tính

Như đã nói, nhóm đất trung tính sẽ thích hợp trồng nhiều loại cây khác nhau, chỉ trừ các loại cây ưa sống ở môi trường đất kiềm và đất chua. Đối với nhóm đất này, hàm lượng dinh dưỡng trong đất được duy trì ở mức ổn định.

Quá trình trao đổi chất giữa hệ rễ và đất được thực hiện nhanh chóng hơn. Để cây trồng dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cao.

Ngoài ra, ở môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi hoạt động tốt để tổng hợp thêm đạm, phân giải lân và hữu cơ. Từ đó, đất trồng sẽ càng trở nên màu mỡ, hạn chế gây hại cho cây trồng,...

Nhìn chung, với nhóm đất này các bạn gần như không cần biết cứ biện pháp cải tạo nào. Bạn chỉ cần duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất. Như vậy thì cây trồng đã có đủ điều kiện để sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất, mang lại năng suất cao.

Đặc điểm chung của nhóm đất trung tính
Đặc điểm chung của nhóm đất trung tính

Một số câu hỏi liên quan đến độ pH của đất

Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi thắc mắc của người dùng về độ pH của đất. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết như sau:

Tại sao nên thường xuyên đo độ pH của đất?

Chắc bạn cũng biết, đất có độ pH phù hợp và chính xác là điều kiện tất yếu để đảm bảo tối ưu cho cây trồng phát triển, mang lại năng xuất cao. Bởi độ pH phù hợp quyết định đến hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Việc thường xuyên theo dõi và kiểm tra độ pH của cây sẽ giúp bạn lựa chọn cây trồng phù hợp nhất với vùng đất canh tác. Đồng thời, giúp bạn đưa ra biện pháp cải tạo đất, cân bằng độ PH phù hợp cho cây trồng.

Đôi khi, đất cũng cần được sự hỗ trợ từ phân bón, cần điều chỉnh độ pH đất cho cây sinh trưởng, phát triển đất. Nằm được chỉ số pH sẽ giúp bạn biết nên chọn loại phân bón nào, hàm lượng bao nhiêu cho hợp lý.

Độ pH của đất bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

  • Thời tiết và khí hậu: Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ, ánh nắng và thời tiết theo mùa đều ảnh hưởng đến độ pH đất. Ví dụ, mưa nhiều, mưa to sẽ làm trôi nhiều chất dinh dưỡng ra khỏi đất. Các nguyên tố có tính kiềm bị rửa trôi đất sẽ trở nên axit hơn. Ngược lại, nếu trời nắng, đất khô cần thì đất sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Bởi thiếu nước, nồng độ muối và khoáng cao hơn sẽ là tăng giá trị độ pH.
  • Cây trồng: Cây trồng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến độ pH của đất. Đất dưới cỏ thường sẽ ít acid hơn, trong khi đó, đất dưới tán cây sẽ có xu hướng nhiều acid hơn.
  • Nước tưới tiêu: Nước dùng để tưới mang nhiều tính acid hoặc nhiều tính kiềm hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ pH của đất.
  • Phân bón: Bón phân có nhiều tính acid hoặc nhiều tính kiềm có ảnh hưởng lớn đến độ pH của đất. Do đó, trước khi chọn loại phân các bạn nên xác định chỉ số pH để chọn loại phân phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất

Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì các bạn cũng hiểu đất có độ pH 6.5 là loại đất gì rồi phải không? Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những giá trị hữu ích.

>>>> Xem thêm: