Bản tin Dak Lak

Đất kiềm là gì? Đất kiềm là đất có độ pH là bao nhiêu?

Dựa vào độ pH của đất, người ta chia đất thành ba loại là đất chua, đất trung tính và đất kiềm. Vậy đất kiềm là gì? Đất kiềm là đất có độ pH là bao nhiêu? Biện pháp cải tạo đất kiềm phù hợp nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Đất kiềm là gì?

Đất kiềm là hiện tượng thay đổi đặc tính của đất trồng, có trị số pH từ 7 trở lên do nồng độ ion H+ trong môi trường đất thấp. Hiện tượng này hoàn toàn ngược lại với đất chua, nếu đất chua là do hàm lượng axit trong đất tăng cao thì đất kiềm lại do chứa nhiều chất có tính kiềm như Canxi, Magie.

So với đất chua thì đất kiếm thường ít gặp hơn. Bởi quá trình canh tác nông nghiệp chủ yếu tác động đến độ pH của đất thường có xu hướng làm giảm hơn là tăng.

Nhà nông cần thường xuyên theo dõi tình hình của đất để đưa ra biện phương án cải tạo đất phù hợp. Ngoại trừ những cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên vùng đất chua, đất kiềm thì mọi sự biến đổi trên đây cũng ảnh hưởng đến cây trồng. Hậu quả là làm giảm năng suất, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân.

Đất kiềm là gì?
Đất kiềm là gì?

Đất kiềm có trị số pH là bao nhiêu?

Đất kiềm là đất có độ pH là bao nhiêu? Câu trả lời là từ 7,5 - 9. Loại đất này rất thích hợp để trồng các loại cây họ đậu.

Trong môi trường đất kiềm, các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)… sẽ bị giảm khả năng hòa tan, mất cân bằng với canxi, dẫn đến tình trạng cây trồng bị vàng ở một số bộ phận tăng trưởng.

Nguyên nhân gây ra đất kiềm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất kiềm. Trong đó phải kể đến như:

  • Do kết cấu của đất: Các chất có tính kiềm như Canxi, Magie, Kali khó hòa tan trong đất và được giữ lại chặt trong đất.
  • Quá trình sử dụng phân bón không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra đất có tính kiềm cao. Chỉ cần tập trung vào các loại phân bón có tính kiềm bổ sung quá mức cho cây sẽ khiến dư thừa, tích tụ lại trong đất. Lúc này, cây trồng cần một thời gian dài để hấp thụ hết, cây sẽ bị ảnh hưởng từ môi trường, làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn dinh dưỡng.
  • Sử dụng lượng vôi quá nhiều cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đất kiềm. Chắc bạn cũng biết, bón vôi là biện pháp để cải tạo đất chua. Nếu bón quá nhiều vôi, bón thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ axit do bị hòa tan đáng kể. Khi đó, độ pH của đất trồng bị mất cân bằng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất kiềm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất kiềm

Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng

Sự thay đổi của môi trường đất làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất bị kiềm, cây trồng sẽ có hiện tượng úa vàng ở một số số bộ phận non. Cây dễ bị thối rễ, thậm chí là làm chết cây. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây bị giảm sút, tỷ lệ ra đậu quả không cao, giảm năng suất thu hoạch.

 Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng
Ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng

Cách cải tạo đất kiềm hiệu quả nhất

Nếu cải tạo đất chua bằng cách bón vôi thì cải tạo đất kiềm chúng ta sẽ sử dụng các loại phân bón có chứa các nguyên tố gây axit hóa như lưu huỳnh, sắt sulfat. Các loại phân như amoni nitrat, supe lân đơn, kali sulfat, đạm clorua có tính chua sinh lý sẽ rất thích hợp để cải tạo đất chua. Tuy nhiên, bà con cũng nên tính toán lượng phân bón sử dụng sao cho phù hợp để không làm phá hủy cấu trúc đất trồng.

Sử dụng loại phân bón phù hợp, lượng bón cân đối để cải tạo đất kiềm. Bón phân hóa học có tính kiềm quá mức cũng là nguyên nhân khiến đất có tính kiềm. Do đó, nếu có sử dụng, các bạn hãy cân nhắc đến những loại phân tổng hợp không ảnh hưởng nhiều đến độ pH của đất. Với loại đất có độ pH cao nên hạn chế sử dụng các loại phân bón có tính kiềm.

Nhà nông có thể sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế cho phân bón hóa học là giải pháp bền vững và lâu dài để ổn định môi trường đất. Mặc dù quá trình giải phân hữu cơ cũng sinh ra tính axit, nhưng gần như không ảnh hưởng nhiều đến đất và cây trồng. Đây cũng là phương pháp thân thiện với môi trường và được khuyến khích áp dụng.

Cách cải tạo đất kiềm hiệu quả nhất
Cách cải tạo đất kiềm hiệu quả nhất

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đất kiềm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì các bạn cũng biết đất kiềm là gì và đất kiềm là đất có độ pH là bao nhiêu rồi phải không? Việc theo dõi thường xuyên độ pH của đất sẽ giúp nhà nông nắm bắt được tình trạng của đất. Từ đó sẽ có phương án cải tạo kịp thời và phù hợp, đảm bảo mang đến một môi trường đấtthích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt, mang lại năng suất cao.

>>>> Xem thêm: