Bản tin Dak Lak

Đất phèn là gì? Đất phèn có độ pH là bao nhiêu?

Đất phèn là loại đất phổ biến ở các vùng đồng bằng ven biển, nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Đất bị nhiễm phèn có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Vậy đất phèn có độ pH là bao nhiêu? Cách cải tạo đất phèn sao cho hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đất phèn là đất gì?

Đất phèn hay còn gọi là đất nhiễm phèn, là loại đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-), có độ pH thấp, chỉ khoảng từ 2-3, trong đó lượng động chất Al3+, Fe2+, SO42 thì lại rất cao. Trong đất phèn có sự trao đổi nên đệm và môi trường đất bị phá vỡ, chúng cũng không có khả năng làm sạch. Chính vì vậy, môi trường đất phèn thường dễ bị ô nhiễm, làm động thực vật và cây trồng bị tiêu diệt hàng loạt.

Đất phèn là đất gì?
Đất phèn là đất gì?

Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn

Nguyên nhân chủ yếu khiến đất bị nhiễm phèn là do quá trình oxy hóa phèn tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. Ở những khu vực có các loại đất đá trầm tích cũng dễ hình thành nhóm đất nhiễm phèn, loại đất được hình thành trong khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Mực nước biển dâng cao làm ngập đất, hàm lượng muối sunfat có trong nước biển hòa lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác cũng là nguyên nhân chính khiến đất bị nhiễm phèn. Ở một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn cũng là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn hoạt động tạo nên sự hình thành các sunfua sắt.

Trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác, bà con thường sử dụng phân bón có nhiều lưu huỳnh nhưng lâu không cải tạo dẫn đến đất bị phơi nhiễm và oxy hóa nhiễm phèn. Đất khi bị nhiễm phèn sẽ có tầng mặt khô cứng, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, đất chua khiến hoạt động của vi sinh vật trong đất bị kém đi.

Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn
Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phèn

Đất phèn thích hợp trồng loại cây gì?

Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu ha đất phèn. Trong đó, 50% diện tích có tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có khoảng 1,8 triệu ha. Có nhiều ý kiến cho rằng, đất khi bị nhiễm phèn, nhiễm chua không thể trồng bất cứ loại cây nào. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.

Để lựa chọn giống cây phù hợp với đất nhiễm phèn, bạn cần xác định độ pH của khu vực đó. Bởi mỗi loại cây sẽ phù hợp với một khoảng pH nhất định mới có thể trao đổi, hấp thụ chất dinh dưỡng.

Các loại cây được trồng phổ biến trên đất phèn là cây mía, khoai mỡ, cây chuối, cây ngô, chè, mè, bạch đàn, tràm, mãng cầu xiêm, lúa kháng phèn, lúa chống chịu phèn.

Đất phèn thích hợp trồng loại cây gì?
Đất phèn thích hợp trồng loại cây gì?

Các xử lý đất phèn hiệu quả

Nếu nắm chắc kỹ thuật cơ bản, bạn hoàn toàn có thể cải tạo, xử lý đất nhiễm phèn. Dưới đây là một số cách xử lý đất phèn hiệu quả để các bạn tham khảo:

Biện pháp thủy lợi

Tình trạng nước biển xâm lấn vào đất liền là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện rộng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu để đảm bảo điều kiện rửa mặn, xổ phèn và tăng độ pH cho đất.

Bón phân, bón vôi

Mục đích chính của việc bón vôi là cung cấp canxi cho cây trồng, làm giảm hàm lượng cách chất độc hại của hàm lượng ion sắt 3+, nhôm tự do, đẩy lùi ion ra khỏi bề mặt đất.

Sau khi bón vôi, bà con nên tháo nước vào ruộng để rửa mặt, bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Đồng thời, bón thêm phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Các loại phân hữu cơ như phân lân, phân vi lượng, phân đạm có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế phân kal El Industrial.

Cách xử lý đất phèn hiệu quả
Các xử lý đất phèn hiệu quả

Lên luống

Lên luống là một trong những phương pháp cải tạo đất phèn hiệu quả. Khi lật úp đất thành các luống cao khác nhau, bề mặt đất sẽ được lật lên, gốc mạ xuống tạo nên một lớp đệm hữu cơ. Cách làm này không chỉ giúp giảm phèn mà còn hạn chế tình trạng ngập úng, tạo tầng lớp dày để dễ dàng chăm sóc cây trồng.

Cày sâu, phơi ải

Cày sâu là cách để bề mặt đất chua lộ ra bên ngoài. Sau đó, cho nước hoặc nước mưa tưới tiêu vào để rửa đi lớp đất chua. Còn việc phơi ải là sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát các tác nhân gây hại trong đất. Phơi ải bằng cách phủ lớp bóng trong suốt lên bề mặt để giữ năng lượng mặt trời tiêu diệt mầm bệnh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nhóm đất phèn mà chúng tôi đã tổng hợp. Đất phèn có độ pH thấp từ 2 đến 3, thuộc nhóm đất chua và có độ axit cao. Để biết đất phèn thích hợp trồng loại cây gì thì các bạn cần xác định chính xác độ pH của đất. Nếu độ pH chưa phù hợp với loại cây trồng, bạn có thể áp dụng các phương pháp cải tạo đất để cân bằng độ pH cho đất.

>>>> Xem thêm: