Bản tin Dak Lak

Đất chua là gì? Độ pH của đất chua là bao nhiêu?

Người ta thường căn cứ vào độ pH của đất để phân chia đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Vậy đất chua là gì? Độ pH của đất chua là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đất chua là gì?

Đất chua là hiện tượng đất bị thay đổi đặc tính hóa học trong quá trình khai thác nông nghiệp hoặc bị ảnh hưởng do từng vùng đặc thù. Đất chua còn được hiểu là loại đất có chứa nhiều axit, độ pH thấp hơn hoặc bằng 6.5. Thông qua trị số pH, người dân sẽ biết được nồng độ ion H+ trong môi trường như thế nào. Họ sẽ nắm bắt được tình hình của đất và có biện pháp cải tạo phù hợp.

Độ chua của đất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Gây ức chế sự sinh trưởng của cây trồng và tạo môi trường thuận lợi để các vi sinh vật trong môi trường đất hoạt động. Những loại cây không có khả năng thích nghi với môi trường đất chua sẽ không thể phát triển, thậm chí là chế. Do đó, nhà nông cần áp dụng các phương pháp cải tạo đất, thường xuyên theo dõi độ pH của đất trong suốt mùa vụ.

Đất chua là gì?

Đất chua là gì?

Đất chua có trị số pH là bao nhiêu?

Đất chua là đất có độ pH là bao nhiêu? Như đã đề cập ở trên, độ pH của đất chua là từ 6.5 trở xuống. Loại đất này có nồng độ axit cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển ổn định của cây trồng.

Đất chua có trị số pH là bao nhiêu?
Đất chua có trị số pH là bao nhiêu?

Nguyên nhân làm cho đất chua

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đất bị chua. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình tự nhiên hoặc do tác động của con người. Trong đó, yếu tố canh tác của con người được xem là nguyên nhân phổ biến, gây nên tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Do đặc tính, kết cấu của đất: Đất thịt nhẹ, đất cát khi gặp trời mưa lớn sẽ bị rửa trôi các chất kiềm như Canxi, Magie, Kali. Khi tính kiềm của đất mất đi, môi trường đất mất cân bằng, đất sẽ có độ chua.
  • Do cây hút hết chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng như N, P, K, khoáng chất trung, vi lượng bị cây hút trong thời gian dài mà không có biện pháp bổ sung, cải tạo, đất cũng bị chua.
  • Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến đất bị chua. Đặc biệt là việc sử dụng các loại phân có tính chua sinh lý bón lâu năm vào đất mà không có biện pháp cải tạo.
  • Do phân giải hữu cơ tự nhiên sinh ra các axit, hòa tan các chất kiềm vốn có ở trong đất.

Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng

+ Đối với cây trồng: Tính axit của đất chua sẽ ức chế hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng không thể hấp thụ các chất khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết. Cây bị thiếu hụt dinh dưỡng và không thể phát triển xanh tốt. Bên cạnh đó, nồng độ độc tố Al tự do trong môi trường tăng cao khiến cây trồng rất có khả năng bị ngộ độc, rễ bị bó lại, không thể phát triển. Những loại cây trồng không thể thích nghi với đất chua sẽ gây ra tình trạng làm chậm quá trình ra hoa, tỷ lệ đậu quả không cao, cây phát triển còi cọc, thậm chí còn bị chết.

+ Đối với vi sinh vật: Không có một sinh vật có lợi nào trong đất có thể sinh trưởng được trong môi trường đất có độ chua cao. Đất chua, lượng số lượng vi sinh vật giảm sút, các hợp chất khó tan được vi sinh vật phân giải để cây hấp thụ sẽ tích tụ lại trong đất, gây hại cho cây trồng và môi trường xung quanh.

Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng
Ảnh hưởng của đất chua đối với cây trồng

Biện pháp cải tạo độ chua của đất chua

Cách cải tạo đất đất chua hiệu quả và tiết kiệm đang được sử dụng phổ biến đó là bón vôi. Biện pháp cải tạo này sẽ giúp cân bằng độ pH của đất, cải thiện tính chua nhanh chóng. Tùy vào độ chua của đất mà bà con sẽ điều chỉnh số lượng vôi bón sao cho phù hợp. Bà con nên sử dụng vôi xám có chứa nhiều Canxi và Magie có tính kiềm sẽ trung hòa axit trong đất và giảm thiểu độc tố cho cây.

Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh bón cho đất. Ngoài cải tạo đất chua, phương pháp này còn rất thân thiện với môi trường.

Hạn chế sử dụng phân vô cơ có tính chua sinh lý, thay vào đó hãy chọn phân lân nung chảy, phân ure, DAP thay thế.Quản lý nguồn nước tưới, dòng chảy không quá mạnh sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất.

Biện pháp cải tạo độ chua của đất chua
Biện pháp cải tạo độ chua của đất chua

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về độ pH của đất để các bạn tham khảo. Chắc hẳn với những chia sẻ của chúng tôi trên đây thì các bạn cũng biết độ pH của đất chua là bao nhiêu rồi phải không? Việc nắm được độ pH của đất sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng của đất. Từ đó đưa ra phương án cải tạo phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại năng suất cao.

>>>> Xem thêm: