Bản tin Dak Lak

Cuộc sống người Ê Đê có gì đặc biệt, thu hút?

Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thì người Ê đê là cư dân có mặt lâu đời tại miền Trung Tây Nguyên. Dân tộc này có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích có liên quan đến cuộc sống người Ê đê. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Lịch sử nguồn gốc của dân tộc Ê đê

Theo như lịch sử thì người Ê đê xuất hiện từ lâu đời ở miền Trung của Tây Nguyên. Ở Việt Nam, dân tộc Ê đê có số dân đông thứ 12 trong tổng số 54 dân tộc anh em. Theo như ước tính thì có tới hơn 331.000 người dân Ê đê đang cư trú tập trung tại các tỉnh như Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai, miền Tây của Khánh Hòa và Phú Yên.

Người dân Ê đê vốn là thuộc nhóm cư dân có ngôn ngữ Mã Lai và có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù sau khi chuyển cư vào miền Trung Việt Nam rồi di dân lên đất vùng đất cao nguyên những tận sâu trong văn hóa của người dân Ê đê thì bến nước và con thuyền vẫn là những hình ảnh nổi bật và chưa hề bị phai nhạt. Dấu vết này được phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian.

Người dân Ê đê xuất hiện lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên
Người dân Ê đê xuất hiện lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên

Cuộc sống của người Ê đê

Cuộc sống của người dân Ê Đê được tái hiện lại thông qua nhiều hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn như nhà sàn, trong lao động sản xuất, trong đời sống tâm linh, hay trong các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ của người dân nơi đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cuộc sống người Ê đê thông qua nội dung dưới đây nhé.

Nhà sàn cả người Ê Đê

Nhà sàn của người Ê đê được xây dựng và thiết kế mang hình của con thuyền dài với cửa chính được mở ở phía trái nhà, cửa sổ được mở ra ở phía hông. Phía bên trong của nhà sẽ có trần gỗ hình tròn và có vòm giống hệt như mui thuyền. Nhà sàn của người Ê Đê thường được xây dựng dài và thấp, chiều dài tầm từ 15 đến 100m tùy theo gia đình đó có nhiều hay ít người. Nhà dài chính là một trong những biểu tượng phản ánh về các nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Ê đê.

Trong mối quan hệ gia đình của người dân Ê đê thì người phụ nữ sẽ là chủ nhà, và họ thực hiện theo chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ của người Ê đê là con cái sẽ mang họ của mẹ và con trai sẽ không được hưởng thừa kế. Người con gái út sẽ được thừa kế nhà cúng ông bà và phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu. Khi kết hôn thì đàn ông sẽ sinh sống tại gia đình nhà vợ. Người ta có thể nhìn vào cửa sổ của ngôi nhà dài để có thể nhận biết được cô gái Ê đê đã có gia đình hay là chưa. Nếu như cửa sổ mở thì người phụ nữ đó đã lấy chồng.

 Hình ảnh nhà sàn người Ê đê
Hình ảnh nhà sàn người Ê đê

Hoạt động sản xuất của người Ê đê

Trước đây thì người dân Ê Đê hoạt động chủ yếu là săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải, làm rẫy... Đặc điểm kinh tế của người Ê đê là người dân ở đây làm nông nghiệp theo chế độ luân canh. Theo đó bên cạnh những khu đất đang canh tác thì có có những khu đất để hoang để có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục đất.

Ngày này thì người dân Ê đê không chỉ chủ yếu làm nương rẫy mà họ còn gắn liền với việc chế biến nông sản và trồng các cây công nghiệp như cà phê, ca cao, cao su... Ngoài ra họ còn chăn nuôi thêm trâu bò, voi.

Người dân tại các buôn làng Ê đê còn làm thêm các đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ gốm hay các món đồ trang sức để có thể phục vụ cho các nghi lễ tâm linh và sinh hoạt hàng ngày.

Sinh hoạt hàng ngày của người dân Ê đê

Người Ê đê sẽ ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong các nồi đất nung hoặc những nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn sẽ là những loại rau củ, thịt cá do săn bắt hái lượm. Thức uống của người dân này là rượu cần được ủ trong những vò sành.

Trang phục truyền thống của người Ê Đê chính là quấn váy đầm dài đến gót chân đối với nữ. Mùa hè thì ở trần hoặc mặc áo ngắn chui đầu. Đối với nam giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Khi mùa đông đến thì cả nam và nữ thường sẽ quàng thêm một tấm mền.

Người dân Ê đê chủ yếu di chuyển là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. Ngoài ra phương tiện trên bộ còn có cả voi những cách di chuyển này thường không phổ biến lắm.

Đời sống tâm linh của người Ê đê

Người Ê đê xem già làng là một đấng thần linh tối cao và coi các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có vị thần riêng như thần núi, thần sông, thần mưa, thần rừng... Đồng thời bà con nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội, nghi lễ và nét đẹp đặc trưng của dân tộc mình như lễ đâm trâu, lễ cúng nhà mới, lễ trưởng thành, lễ cưới hỏi, lễ tết…

Một số nghi lễ của người Ê đê
Một số nghi lễ của người Ê đê

Với đôi nét về cuộc sống người Ê đê mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về dân tộc này. Nếu có cơ hội hãy thử một lần đến thăm nơi đây và trải nghiệm cuộc sống của người dân này nhé.

Xem thêm: