Bản tin Dak Lak

Các di sản quý giá của người Ê đê Tây Nguyên đang được gìn giữ

Dân tộc Ê đê là một trong những dân tộc có rất nhiều di sản văn hóa quý giá. Những di sản quý giá của người Ê đê Tây Nguyên đã góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa văn hóa phát triển và khiến cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc này càng cao. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về những di sản quý giá này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nhà dài của người Ê đê

Nhà dài là một di sản không chỉ mang biểu tượng vật chất của thế chế đại gia đình mẫu hệ mà đây còn chính là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa và tình thần của người dân Ê đê. Việc bảo tồn các nhà dài tại những buôn làng của người dân Ê đê chính là một nhu cầu vô cùng thiết yếu. Nó như việc làm để gìn giữ nét văn hóa, một di sản quý giá trên vùng đất Tây Nguyên.

Vùng đất bản địa của người dân Ê Đê chính là sinh sống tại Đắk Lắk, Tây Nguyên. Nơi đây có khoảng 50 ngôi nhà dài và tạo thành một buôn trải dọc theo dòng suối Ea Tam.

Người Ê đê sẽ có một tập quán là sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong cùng một ngôi nhà dài. Họ không làm nhà mới mà nếu có thêm người thì sẽ nối phần sau nhà dài thêm. Nhà dài chính là một tên gọi phản ánh cho chế độ mẫu hệ của dân tộc này. Đồng thời nó cũng là biểu tượng cho sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên và với cộng đồng.

Nhà dài là nhà sàn được dựng lên với những cột gỗ to, sàn nhà cách mặt đất chỉ trên 1 mét, phía dưới đơn thuần sẽ để cho nó thoáng mát chứ không làm chỗ chăn nuôi. Ngay từ chiếc cầu thang ván để bước lên sàn nhà là chúng ta đã có thể thấy ngay tính mẫu hệ nổi lên với một đôi bầu sữa và vành trăng khuyết.

Hình ảnh nhà dài của người Ê đê
Hình ảnh nhà dài của người Ê đê

Cồng chiêng Tây Nguyên

Đắk Lắk - vùng đất của cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận “Không gian Văn hóa Cồng chiêng là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Đây là một loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, cũng có khi sẽ được pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm và chiêng là loại không núm. Loại nhạc cụ này có đa dạng về kích cỡ đường kính tầm 20cm cho đến 60cm, loại cực đại sẽ có đường kính từ 90cm cho đến 120cm.

Theo như quan niệm của dân tộc Ê đê Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều sẽ ẩn chứa một vị thần. Đối với những loại cồng chiêng nào càng cổ thì nó sẽ biểu hiện quyền lực của vị thần càng cao. Ngoài ra loại nhạc cụ này cũng chính là một tài sản quý giá và biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có của dân tộc này.

Cồng chiêng thường được sử dụng vào những ngày hội với hình ảnh những vòng người nhảy múa bên ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần và say sưa trong tiếng cồng chiêng vang vọng cả núi rừng. Lúc này không gian Tây Nguyên sẽ trở nên vô cùng lãng mạng và huyền ảo. Chính cồng chiêng đã góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca mang đậm chất nền văn hóa của dân tộc Ê đê Tây Nguyên. Nó vừa có sự lãng mạng lại vừa mang đến vẻ hùng tráng.

Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể
Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể

Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê

Lễ trưởng thành là một trong những lễ hội của người Ê đê. Đây chính là một nghi thức bắt buộc đối với những người dân Ê đê khi đến độ tuổi trưởng thành. Lễ trưởng thành này thể hiện tính cộng đồng rất cao bởi nó có sự tham gia góp sức của cả buôn làng. Trong nghi lễ thì già làng sẽ là người mặt cho các buôn làng, thay mặt cho các họ tộc của chàng trai tiến hành làm lễ cúng Giàng về chứng kiến. Chiếc vòng đeo tay được trao trong lễ trưởng thành sẽ là một biểu tượng của cuộc sống và biểu tượng cho sức mạnh.

Để có thể trưởng thành thật sự thì người đó cần phải trải qua tổng cộng 5 lần làm nghi lễ. Môi lần sẽ có những lễ vật và nghi thức cúng khác nhau.

Lễ cúng trưởng thành của người Ê đê Tây Nguyên mang một ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn. Nghi lễ này đã tồn tại hàng ngàn năm qua và là một trong những nghi lễ truyền thông và tiêu biểu nhất của người dân Ê đê. Đây được công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đem đến niềm vui cho dân tộc Ê đê nói riêng và còn chính là một niềm tự hào của các dân tộc khác đang sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên.

Lễ cúng trưởng thành tồn tại hàng ngàn năm
Lễ cúng trưởng thành tồn tại hàng ngàn năm

Trên đây là một số di sản quý giá của người Ê đê Tây Nguyên. Dân tộc này còn rất nhiều di sản quý giá khác, để có thể tìm hiểu kĩ hơn thì bạn hãy đặt chân một lần đến vùng đất này và khám phá hết những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Ê đê. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: