Bản tin Dak Lak

Tìm hiểu về nét đặc sắc trong những lễ hội của người Ê Đê

Người Ê Đê có rất nhiều lễ hội khác nhau và chúng thường diễn ra theo chu kì sản xuất. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn những lễ hội của người Ê Đê. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu sơ bộ về dân tộc Ê Đê

Trong 54 dân tộc anh em thì dân tộc Ê Đê đứng thứ 12 và thường tập trung tại các tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai, miền tây của Khánh Hòa và Phú Yên Việt Nam.

Tộc người Ê Đênguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù khi di cư vào miền Trung của Việt Nam rồi di chuyển lên vùng cao Tây Nguyên những nét văn hóa của người Ê Đê vẫn đậm sâu với hình ảnh bến nước và con thuyền.

Nhà sàn của người dân Ê Đê cũng được thiết kế hình con thuyền dài, cửa chính được mở phía trái nhà và cửa sổ được mở ra ở phía hông. Phần bên trong thuyền sẽ có một trần gỗ hình vòm giống hệt như mũi thuyền.

Trong gia đình thì người phụ nữ Ê Đê sẽ là chủ nhà. Theo như chế độ mẫu hệ, con cái sẽ mang họ mẹ và con trai sẽ không được hưởng thừa kế. Đàn ông khi lấy vợ sẽ sinh sống tại nhà vợ.

Trong lao động sản xuất thì người dân Ê Đê chủ yếu có các hoạt động như săn bắn, hái lượm, làm rẫy, đánh bắt cá, đan lát và dệt vải... Người Ê Đê làm nông nghiệp với chế độ luôn canh và không chỉ làm rẫy họ còn trồng những cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu... Ngoài ra họ còn làm các đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ để phục vụ cho các lễ nhi tâm linh và sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Trong đời sống sinh hoạt văn hóa: Dân tộc Ê Đê vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội, nghi lễ và nét đẹp văn hóa mang bản sắc của dân tộc họ. Những lễ hội đó luôn được tổ chức hướng về cội nguồn, về tổ tiên.

Dân tộc Ê Đê có nhiều lễ hội và nét văn hóa đặc trưng
Dân tộc Ê Đê có nhiều lễ hội và nét văn hóa đặc trưng

Những lễ hội đặc sắc của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê có rất nhiều lễ hội và nó thường được tổ chức theo chu kì sản xuất. Dưới đây là một số lễ hội đặc sắc của dân tộc này. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé.

Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Lễ hội cúng bến nước được tổ chức sau khi kết thúc mùa rẫy. Chủ bên nước mời các chức sắc trong nguồn đến để họp bản và bàn về việc chuẩn bị cúng bến nước.

Lễ nghi được tổ chức độc đáo. Theo như phong tục tập quán của dân tộc Ê Đê thì những ngày tổ chức lễ hội cúng bến nước thì sẽ không một ai trong buôn làng được đi làm rấy, đi rừng, không được đi ra suối để lấy nước hoặc tắm giặt.

Sáng sớm hôm hành lễ thì tất cả dân làng phải tập trung đầy đủ tại chủ nhà bến nước cùng với dàn chiêng đánh lên rộn rã báo hiệu với thần linh và cộng đồng. Chủ bến nước sẽ là chủ đất, thầy cúng, 7 cô gái xinh đẹp trong trang phục truyền thống của người Ê đê sẽ múa xoang và 7 thanh niên khỏe đẹp múa khiên. Những người dân còn lại trong bản sẽ không được đi ra khỏi bến nước.

Tại sân nhà chủ bến nước sẽ được thầy cúng đặt lễ cúng thần với mục đích cầu thần giúp cho buôn làng được bình yên, xua đuổi bệnh tật và không cho kẻ xấu ào phá buôn. Khi thầy cúng bước lên nhà sàn làm lễ cúng thần với mong muốn các thần linh và linh hồn tổ tiên ông bà phù hộ cho cộng đồng buôn làng đều khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa và rẫy nương được tốt. Tiếp đến là cúng sức khỏe của chủ bến nước và các thành viên trong gia đình chủ bến nước. Sáng hôm sau mọi người sẽ làm lễ cúng thần cổng buôn.

Lễ hội bến nước của người Ê Đê
Lễ hội bến nước của người Ê Đê

Lễ hội ăn cơm mới của người Ê Đê

Lễ hội ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê được tổ chức sau mùa thu hoạch vào dịp cuối năm âm lịch. Lễ hội này không diễn ra theo cả dân làng mà được tổ chức theo tuần tự từng nhà đã được thỏa thuận trước.

Đàn ông trong nhà sẽ lo chuẩn bị rượu, thịt và phụ nữ lo nấu nước. Con trai thì chặt củi, con gái sẽ lo giã gạo. Người già thì lo chọn áo, váy khố đẹp nhất để mặc đúng vào ngày lễ.

Lễ ăn cơm mới không chỉ là một dịp để cho người dân Ê Đê được tận hưởng thành quả sau những tháng ngày lao động vất vả mà còn là dịp để người dân tạ ơn thần, bởi thần lúa được xem là vị thần được coi trọng trong các vị thần được tôn thờ.

Lễ hội cồng chiêng của người Ê Đê

Nhắc đến dân tộc Ê Đê chắc hẳn chúng ta nghĩ ngay đến lễ hội cồng chiêng. Đây được xem là một nét văn hóa của người dân Ê Đê tại Tây Nguyên. Lễ hội này đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Trong lễ hội này cồng chiêng chính là phương tiện duy nhất giúp cho con người thực hiện thông linh với thân, giao hòa cùng với trời đất và giao tiếp với cộng đồng xã hội.

Lễ hội cồng chiêng của người Ê Đê
Lễ hội cồng chiêng của người Ê Đê

Trên đây là một số lễ hội của người Ê Đê. Nếu có dịp ghé đến những vùng đất này thì đừng quên tìm hiểu sâu hơn về lễ hội của dân tộc này nhé.

Xem thêm: