Bản tin Dak Lak

Tìm hiểu lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk

Người Ê đê ở Đăk Lăk là một dân tộc có đời sống văn hóa, lễ hội rất phong phú và đa dạng như: lễ hội lúa mới, lễ cúng lúa sắp trổ bông, lễ cúng bến nước và đặc biệt là lễ bỏ mả - một trong những lễ hội rất đặc sắc.

Tìm hiểu lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk 1

Lễ bỏ mả là một trong những lễ hội rất đặc sắc của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk

Khái quát về Lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk

Lễ bỏ mả của dân tộc Ê đê là một trong những nghi lễ lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để vĩnh biệt người chết, “tiễn” người chết về nơi vĩnh hằng (làng ma). Và đây cũng là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát,…

Theo phong tục không thờ cúng tổ tiên, khi người chết từ một năm trở lên sẽ được tiễn đi một chuyến vĩnh viễn về buôn của người chết để được phục sinh, đầu thai và có một cuộc sống mới. Khi đó, ngôi mộ sẽ được xây cất kỹ lưỡng, dựng lên một ngôi nhà đẹp để che mưa che nắng, quanh mồ được trang trí bằng các tượng gỗ có hàng rào xung quanh.

Tìm hiểu lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk 2

Quanh mồ mới được trang trí bằng các tượng gỗ có hàng rào xung quanh

Điều đặc biệt, chỉ có những người khi chết đều còn thân xác nguyên vẹn thì mới được làm lễ bỏ mả.

Người Ê đê quan niệm rằng, vòng đời của mỗi con người luôn được luân hồi. Quan niệm giữa sự sống và cái chết, quan niệm máu mủ, cộng đồng cũng bị ảnh hưởng đến. Do đó, họ đã quan niệm khi con người chết đi phải qua lễ bỏ mả thì linh hồn của người chết mới về với thế giới tổ tiên và sau khi linh hồn phải qua 7 lần chết nữa thì mới có thể mang linh hồn tổ tiên trở lại thế giới trên mặt đất đầu thai vào đứa trẻ.

Chính vì thế, lễ bỏ mả đối với người dân Ê đê là dịp vui mừng để hồn người chết còn quẩn quanh người sống sớm có thể đầu thai lại thành người. Hồn người chết đầu thai vào đứa trẻ sơ sinh sẽ mang hồn và tên của tổ tiên để đảm bảo sự trường tồn của cộng đồng huyết tộc.

Xét về thời gian bỏ mả thì không quy định, điều đó chỉ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của thân nhân người chết, nghĩa là lúc nào có đủ trâu bò, rượu thịt. Và đối tượng làm chủ xướng của lễ bỏ mả có thể là một gia đình, một dòng họ hay có khi là cả buôn.

Nghi thức của lễ bỏ mả

Để tiến hành lễ bỏ mả thì người chủ xướng phải có đủ lễ phẩm. Đối với nhà giàu, dòng họ lớn thì họ sẽ giết nhiều trâu bò, buộc nhiều chén rượu. Đối với nhà nghèo thì họ cũng phải có đủ rượu thịt để cung cấp ăn uống và phân chia cho người đến dự lễ.

Nghi thức chính của lễ bỏ mả sẽ được tiến hành ở một khoảng đất rộng của nghĩa địa. Và bò đực sẽ được xẻ thịt ngay tại đó, rượu cần được buộc thành hàng, bàn cúng được dựng bằng tre, nứa, trên đó bày đồ cúng cho linh hồn người chết.

Tìm hiểu lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk 3

Trước khi chuyển nhà mới họ sẽ trồng cây chuối đầu và cuối mộ cũ

Đồ cúng cần chuẩn bị là gồm:

  • Một chén cơm trắng
  • Một chén thịt sống thái nhỏ có trộn tiết của con vật vừa bị giết cùng với một mẫu đuôi (con vật có thể là trâu hoặc bò,…)
  • Một chiếc xương đầu và bầu rượu được hút ra từ ché rượu,…

Sau khi chuẩn bị đủ các lễ vật, già làng phải làm lễ cúng gà, khấn ở nhà Rông và ở mả để tiến hành dựng mả mới. Họ sẽ trồng cây chuối đầu và cuối mộ rồi thả gà nhỏ vào rừng để tượng trưng cho linh hồn người chết tự do bay đi. Sau khi mọi thứ xong xuôi thì lễ hội bắt đầu.

Cả buôn làng tới làm giúp, ăn uống, vui chơi như là làm việc nhà mình. Sau khi dựng xong nhà mả thì cả nhà và họ hàng sẽ đến đó cúng.

Sau khi nghi thức cúng tế vừa xong, thì cũng là lúc hàng chục đống lửa sẽ được đốt lên bập bùng dưới ánh trăng mát dịu và tiếng cồng chiêng rộn rã nổi lên.

Đến ngày hôm sau, mọi người tập họp tại nhà Rông rồi mới ra nhà mả. Tiến hành làm lễ cúng chính vĩnh biệt hồn người chết.

Cuối cùng, những người góa sẽ được ra sông tắm rửa rồi cùng dân làng nhảy múa. Lúc đó, họ được xem là đã giải phóng, không còn phải ràng buộc gì với người đã chết nữa.

Tìm hiểu lễ bỏ mả của người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk 4

Cuối nghi lễ dân làng tập trung về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và nhịp chân múa nhảy

Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang lễ nhưng lại rất vui vẻ, hào sảng như một ngày hội. Bởi vì sau lễ này, linh hồn người chết sẽ siêu thoát chuyển sang kiếp khác. Họ quan niệm, nếu nghi lễ bỏ mả càng sớm thì linh hồn người chết càng sớm được nhập hồi sinh mà quy về dương thế, sống với đồng tộc. Do đó đây được xem là một nét văn hóa rất đẹp của người dân tộc Ê đê và đang ngày càng được chú ý giữ gìn và bảo vệ.

Xem thêm: