Bản tin Dak Lak

Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế của người Ê đê

Ê đê là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Dân tộc này cũng mang trong mình những truyền thống văn hóa độc đáo và rõ nét. Ngoài các phong tục truyền thống thì đặc điểm kinh tế của người Ê đê cũng là một trong những yếu tố thu hút được sự quan tâm và chú ý của những người muốn tìm hiểu về dân tộc này.

Đôi nét về dân tộc Ê đê

Dân tộc Ê đê còn được gọi với nhiều tên gọi khác. Trong số đó, phổ biến là các tên gọi dân tộc Êgar, dân tộc Ra Đê, dân tộc Đê hay dân tộc Anăk Ea Đê. Tất cả những cái tên này đều được dùng để chỉ chung dân tộc Ê đê.

Trước đây, người Ê đê vốn có cội nguồn từ vùng ven biển và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Mã Lai. Là một nhóm người thổ cư sinh sống ven biển, đến khoảng thế kỷ thứ 15, cộng đồng người này đã du nhập vào Việt Nam. Sau đó di chuyển lên vùng cao Tây Nguyên để sinh sống. Mặc dù vậy, các phong tục tập quán của người Ê đê vẫn được giữ lại và truyền cho các thế hệ con cháu.

Cho tới ngày nay, những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của người Ê đê vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên, một số hủ tục lạc hậu, không phù hợp với thời đại cũng đã dần được thay thế nhằm tạo điều kiện thuận lợi mang đến sự phát triển chung cho cả dân tộc.

Cộng đồng Ê đê
Cộng đồng Ê đê

Ê đê là dân tộc duy nhất tại Việt nam đặt tên cho con cái theo cấu trúc tên trước, họ sau. Điều này được cho là bị ảnh hưởng bởi văn hóa của Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.

Ngoài ra, đây cũng là một trong số ít các dân tộc duy trì chế độ mẫu hệ. Theo đó, người phụ nữ trong các gia đình thuộc dân tộc Ê đê là trụ cột và là người có tiếng nói nhất. Con cái khi sinh ra đều được mang họ mẹ. Con gái là những người được thừa hưởng tài sản của gia đình, con trai khi đến tuổi sẽ lấy vợ và về sinh sống tại nhà vợ.

Người Ê đê có nền văn hóa vô cùng độc đáo. Không chỉ là những câu truyện thần thoại, sử thi, những nhạc cụ hay trang phục Ê đê nổi tiếng, mà còn mang những bản sắc rất riêng, vừa là đặc trưng của dân tộc mình lại vừa có hình ảnh của một người Việt Nam đó chính là đặc điểm kinh tế.

Đặc điểm kinh tế của người Ê đê

Như đã chia sẻ ở trên, người Ê đê có những đặc điểm vô cùng rõ nét, trong đó bao gồm đặc điểm kinh tế. Người Ê đê nổi tiếng với truyền thống làm nương rẫy. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm người làm ruộng nước theo lối truyền thống. Ngoài ra, người Ê đê còn chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt và hái lượm để làm kinh tế.

Truyền thống làm nương rẫy

Theo truyền thống, người Ê đê dựa vào canh tác là chính. Mỗi một hộ gia đình tại đây có khoảng 5 đến 7 vạt rẫy. Tuy nhiên, hình thức canh tác của người Ê đê lại tương đối đặc biệt. Họ không canh tác tất cả cùng một lúc mà canh tác theo hình thức luân canh.

Nương rẫy của người Ê đê
Nương rẫy của người Ê đê

Điều này có nghĩa là nếu như năm nay họ trồng trọt ở vạt rẫy này thì sang năm họ sẽ tiến hành trồng trọt ở vạt rẫy khác. Như vậy, họ cứ canh tác lần lượt theo các vạt rẫy của mình. Sau đó mới quay lại vòng tuần hoàn từ vạt rẫy đầu tiên.

Việc canh tác này được cho là để các phần đất, phần ruộng không bị khai thác hết tất cả nguồn dinh dưỡng và có thời gian để có thể cải thiện và bổ sung dưỡng chất. Như vậy, các mùa vụ sau mới có thể khai thác và mang lại kết quả trồng trọt hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cá nương rẫy của người Ê đê thường cách khá xa so với nhà ở. Chính vì vậy mà họ phải dựng các chòi rẫy để thuận tiện cho việc chăm sóc cây trông cũng như bảo vệ nương rẫy của mình, không để muông thú vào phá hoại.

Các hình thức kinh tế khác

Bên cạnh việc canh tác nương rẫy thì người Ê đê còn phát triển kinh tế bằng một số hình thức khác. Trong đó gồm có trồng lúa nước, sử dụng trâu dẫm đất thay cho việc cày cuốc. Tuy nhiên, hình thức canh tác này chỉ được sử dụng riêng cho nhóm Bíh. Bên cạnh đó, người Ê đê còn tham gia chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải để có thể phát triển kinh tế.

Rừng cao su
Rừng cao su

Ngày nay, người Ê Đê ngày càng chú trọng và việc khai thác và trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu hay ca cao. Đây đều là các loại cây công nghiệp nổi tiếng và phù hợp với khí hậu của Tây Nguyên. Ngoài ra, hiện nay người dân ở đây cũng tập trung vào việc chăn nuôi trâu, bò, voi.

Ê Đê cũng là một trong những dân tộc tự tạo ra cho mình các đồ dùng hàng ngày theo phương thức thủ công. Một số vật dụng phổ biến có thể kể đến như đồ đan lát, đồ trang sức, đồ gỗ, đồ gốm, bát đồng.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có được cái nhìn khái quát về đặc điểm kinh tế của người Ê Đê cũng như các phong tục tập quán của cộng đồng này.

Xem thêm: