Thủ tục khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, người lao động có quyền khởi kiện doanh nghiệp để được bồi thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm thủ tục khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường khi bị đuổi việc.
Các trường hợp chấm dứt hợp động lao động đúng quy định pháp luật
Điều 34 Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc đúng luật như sau:
- Hợp động lao động ký kết đã hết thời hạn, trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động đã hết hạn hợp đồng lao động nhưng vẫn còn trong nhiệm kỳ.
- Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo, cùng không thuộc các trường hợp được trả tự do theo quy định của pháp luật.
- Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người lao động bị mất tích hoặc chết đi.
- Người lao động vi phạm điều lệ của công ty và bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt các hoạt động.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hết hiệu lực doanh nghiệp cũng có quyền được chấm dứt hợp động lao động.
- Người lao động tham gia thử việc tại doanh nghiệp nhưng thử việc không đạt yêu cầu hoặc một trong hai bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì doanh nghiệp có quyền không nhận người lao động vào làm.
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là hành vi người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ việc ngang, cho nghỉ mà không thông báo trước khi người lao động. Hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động bắt buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc theo đúng với hợp đồng lao động đã ký kết.
- Người lao động phải thanh toán đủ lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội trong những ngày người lao động không được làm việc. Đồng thời trả thêm cho người lao động một khoảng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
- Trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp phải thanh toán một khoản tiền tương ứng với tiền lương cho nhân viên theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Nếu nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên ở lại làm việc, ngoài những khoản bồi thường trên thì còn có thêm một khoản gọi là trợ cấp thôi việc.
- Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý thì ngoài các khoản trên phải bồi thường thêm một khoản ít nhất 02 tháng tiền lương.
Thủ tục khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Thủ tục kiện doanh nghiệp đòi bồi thường sẽ được thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đơn khởi kiện theo mẫu, trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và đưa ra yêu cầu bồi thường;
- Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu (bản sao) và sổ hộ khẩu (bản sao);
- Các tài liệu chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người lao động nộp đơn khởi kiện doanh nghiệp lên tòa án có thẩm quyền.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý
Tòa án sẽ xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí. Sau đó, tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, kiểm tra đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
Bước 4: Tòa án mở phiên xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm
Tòa án sẽ thông báo cho những người có liên quan đến vụ án đến tham gia. Trường hợp không đồng ý với quyết định của tòa án, nguyên đơn/bị đơn có quyền kháng cáo.
Nếu không có kháng cáo, kháng nghị, tòa án sẽ ban hành bản án/quyết định về quyền, nghĩa vụ của các bên.
Trên đây là chi tiết các thủ tục khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường khi bị đuổi việc để các bạn tham khảo. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp động lao động là trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Nếu bạn rơi vào trường hợp tương tự thì hãy tiến hành thủ tục khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình.
Xem thêm: