Bản tin Dak Lak

Có một Tây Bắc thu nhỏ ở Tây Nguyên

Xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk được ví như là một Tây Bắc thu nhỏ khi nơi đây hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.

Hàng ngàn anh em dân tộc cùng chung sống

Xã Ea Tam, huyện Krông Năng là một huyện thuần nông, cách Tp. Buôn Ma Thuột khoảng 70km.

Có một Tây Bắc thu nhỏ ở Tây Nguyên 1

Năm 2017, xã có khoảng 2200 người. Xã là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em khác nhau như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Ê Đê, Mơ Nông… Trong đó người Tày, Nùng là chủ yếu, được di cư từ miền Bắc vào đây. Do đó, nền văn hóa chủ yếu và chi phối của toàn xã là nền văn hóa của người Tày, Nùng ở phía Bắc.

Lễ hội dân gian Việt Bắc của người Bắc ở Tây Nguyên

Mặc dù mưu sinh trên vùng đất Tây Nguyên, song người Tày, Nùng vẫn không quên được quê cũ, cội nguồn và luôn có ý thức giữ gìn bản sắc, nghi lễ của dân tộc mình. Lễ hội dân gian Việt Bắc là một trong những việc làm thiết thực để giữ gìn và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng khi sống tại Tây Nguyên.

Có một Tây Bắc thu nhỏ ở Tây Nguyên 2

Cứ vào rằm tháng giêng, Lễ hội dân gian Việt Bắc lại được tổ chức đều đặn và long trọng. Lễ hội được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội.

Lễ hội sẽ bao gồm các nghi lễ như lễ xuống đồng, cúng thổ công, cầu mùa, hội đàn tính, hát then, hội tung còn, bắn nỏ, các trò chơi dân gian, hội thi ẩm thực…

Lễ hội thu hút rất đông người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về xem. Không chỉ người Tày, Nùng ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tham gia lễ hội, mà hầu hết những người Tày, Nùng tại Tây Nguyên nếu có điều kiện cũng sẽ về đây tham gia.

Ý nghĩa của lễ hội người miền Bắc ở Tây Nguyên

Ông Đinh Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Ea Tam cho biết, lễ hội là một hoạt động văn hóa mang đậm chất dân gian. Chính quyền xã cảm thấy vui mừng khi thấy đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc dù đã di cư đến vùng đất mới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đồng thời, việc giữ gìn và phát huy bản sắc của các anh em dân tộc miền Bắc cũng đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc tại Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Có một Tây Bắc thu nhỏ ở Tây Nguyên 3

Thông qua các hoạt động này, đây là dịp để cộng đồng các dân tộc anh em được giao lưu, học hỏi, thắt thêm tình đoàn kết và giữ vững nét tín ngưỡng lành mạnh.

Nếu có dịp du lịch đến Đắk Lắk và được tham gia vào Lễ hội dân gian Việt Bắc, du khách sẽ càng hiểu thêm về văn hóa, con người nơi đây. Đồng thời được chứng kiến những màn thi hấp dẫn và được thưởng thức những món ăn đặc sản lạ lẫm và cuốn hút.

Một chợ tình thu nhỏ ở Tây Nguyên

Chợ tình - phiên chợ chỉ tưởng có ở miền Bắc nhưng ít ai biết ở Tây Nguyên, cụ thể là xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk cũng có phiên chợ tình.

Có một Tây Bắc thu nhỏ ở Tây Nguyên 4

Đồng bào Tây Bắc đến Tây Nguyên lập nghiệp rất đông, họ sống rải rác ở cả 5 tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung đông nhất có lẽ là ở Đắk Lắk. Những ngày diễn ra chợ tình, những người Tày, Nùng từ khắp các tỉnh Tây Nguyên sẽ kéo đến Ea Tam để tham gia lễ hội.

Trong những lần vui chơi, trò chuyện, giao lưu văn hóa nghệ thuật, những cặp trai gái sẽ trò chuyện với nhau, cùng nhau bắt đôi tung còn chọn bạn. Nếu phải lòng nhau thì sẽ nên duyên vợ chồng.

Có không ít người đã nên duyên từ những cuộc gặp gỡ định mệnh tại chợ tình này. Chính vì vậy chợ tình ngày càng thu hút đông người tham gia, và ai nấy đều hy vọng mình sẽ tìm được một nửa ưng ý thông qua phiên chợ đặc sắc này.

Xem thêm: