Bản tin Dak Lak

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng được biết đến là một vết loét nhỏ, nông, và chúng thường phát triển ở những mô mềm bên trong miệng như: ở má, dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.

Nhiệt miệng theo tên khoa học được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Thường thì các vết loét kéo dài khoảng 1 tuần và tự lành mà không để lại vết sẹo. Tuy nhiên, người bị nhiệt miệng sẽ vô cùng đau đớn và khó chịu khi ăn uống cũng như nói chuyện.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiệt miệng? Có cách nào để phòng ngừa nhiệt miệng không? Hãy theo dõi bài viết để giải đáp thắc mắc đó nhé!

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng 1

Bệnh nhiệt miệng khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Theo quan điểm của dân gian thì nhiệt miệng là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo nguyên cứu của y học hiện đại thì hiện chưa thể xác định được một nguyên nhân cụ thể nào. Nhiệt miệng xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Do vô tình cắn trúng má khiến vi khuẩn xâm nhập
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Do ăn những thực phẩm có thể gây tổn thương vùng miệng như: đồ ăn chua, đồ ăn cay hoặc chứa gluten...
  • Do dị ứng với thực phẩm như các loại hạt và trái cây có múi, cà phê, sôcôla, phô mai,…
  • Do bị quá căng thẳng, stress
  • Do virus và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori
  • Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)
  • Bị tổn thương do vệ sinh răng miệng, có thể là: do đánh răng quá mạnh, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate.
  • Dinh dưỡng kém

Ngoài ra thì bệnh nhiệt miệng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khách quan khác chứ không chỉ do các lý do trên.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường có biểu hiện đó là: các niêm mạc trong miệng sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích cỡ khoảng 1 – 2 mm. Sau đó, các đốm trắng sẽ vỡ ra sau vài ngày và tạo thành những vết loét to khoảng 10 mm. Những vết loét làm ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng 2

Ban đầu, bệnh nhiệt miệng sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích cỡ khoảng 1 – 2 mm

Các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng:

  • Gây đau và rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
  • Nhẹ thường là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau.
  • Nặng sẽ có những vết áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới,…
  • Nếu quá nặng sẽ có triệu chứng sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn,…

Cách phòng ngừa miệng nhiệt

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng một cách hiệu quả nhất, bạn cần thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Thứ nhất, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống
  • Thứ hai, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stres
  • Thứ ba, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
  • Thứ tư, cần có một lối sống khoa học (không thức khuya, ăn uống tùy tiện,…)
  • Thứ năm, tạo thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
  • Thứ sáu, cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.
  • Thứ bảy, nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây...
  • Cuối cùng, nên hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.

Hãy ghi nhớ những thông tin được chia sẻ trên đây để có thể bảo vệ khoang miệng một cách tốt nhất, tránh khỏi căn bệnh nhiệt miệng vô cùng khó chịu này. Nếu như bệnh nhiệt miệng vẫn đeo bám bạn thì hãy nhanh chóng tìm những mẹo hay chữa bệnh nhiệt miệng để điều trị kịp thời và mang lại hiệu quả tốt nhất nhé! Ví dụ như dùng mật ong, lá ngót, húng quế hay lá bàng non...

Xem thêm: