Bản tin Dak Lak

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi cần tiêm phòng những vắc xin nào?

Tiêm phòng vắc xin là phương pháp bảo vệ và chủ động phòng bệnh tối ưu nhất cho trẻ sơ sinh trước những dịch bệnh ngày càng diễn tiến phức tạp như hiện nay. Và giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi tròn 1 tuổi là thời điểm mà bé phải tiêm nhiều loại vắc xin nhất. Vì trong giai đoạn này, sức đề kháng của con trẻ còn kém nên rất dễ mắc phải hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao.

Chính vì tầm quan trọng của tiêm phòng đối với trẻ như vậy, các bậc cha mẹ cần phải biết trẻ sơ sinh cho đến 1 tuổi cần tiêm những mũi vắc xin nào để đảm bảo không sót loại vắc xin nào cho con trẻ nhà mình.

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi cần tiêm phòng những vắc xin nào? 1

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để đảm bảo cho bé được phát triển tốt nhất

1. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Loại vắc xin đầu tiên được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đó chính là vắc xin viêm gan B. Loại vắc xin này có chức năng giúp bé miễn dịch kháng viêm gan B để tạo miễn dịch thụ động.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh:

  • Mũi thứ nhất: tiêm lần đầu trong vòng 24 giờ sau khi sinh
  • Mũi thứ hai: cách mũi thứ nhất sau 1 tháng
  • Mũi thứ ba: sau mũi 2 một tháng

Có thể tiêm nhắc lại sau mũi 3 một năm.

2. Vắc xin phòng bệnh lao

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị nhiễm vi khuẩn lao. Khi bé bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ gây ra những biến chứng về phổi, sau đó có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác và đặc biệt hơn có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, việc tiêm vắc xin phòng lao (Việt Nam đang sử dụng vắc xin BCG) cho con trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh:

Vắc xin phòng ngừa lao chỉ cần tiêm một liều duy nhất trong đời. Do đó, bố mẹ có thể có thể tiêm chủng cùng mũi đầu tiên của vắc xin phòng viêm gan B nhưng sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau.

3. Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type b) cũng là một trong các bệnh mà trẻ em sơ sinh đến1 tuổi rất dễ mắc phải. Do đó, cần phải tiêm vắc xin Pentaxim 5 trong 1 nhằm giúp tăng hệ miễn dịch của bé để có thể phòng ngừa 5 bệnh trên.

Lịch tiêm chủng vắc xin Pentaxim cho trẻ:

  • Mũi thứ nhất: lúc trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ hai: sau mũi thứ nhất 1 tháng
  • Mũi thứ ba: sau mũi thứ hai 1 tháng

Để phòng ngừa hiệu quả nhất, bố mẹ nên tiêm nhắc lại cho con trẻ khi được 12 – 18 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi cần tiêm phòng những vắc xin nào? 2

Hãy tiêm phòng cho con trẻ cần đúng thời điểm lứa tuổi và các loại vacxin phù hợp

4. Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Đây là loại vắc xin cần thiết được Bộ y tế chỉ định phòng bệnh về đường ruột cho con trẻ do virus Rota gây ra. Đối với loại virus này đều có thể bị mắc phải ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Nếu con trẻ mắc phải thường có biểu hiện sốt, ói mửa nhiều, sau đó là tiêu chảy. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ:

  • Mũi thứ nhất: nên tiêm phòng khi trẻ được 6 tuần tuổi
  • Mũ thứ hai: sau mũi đầu tiên 1 tháng thì tiêm lại.

Tốt hơn hết là hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi.

5. Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu

Vắc xin ngừa phế cầu vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Nó có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae gây ra.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu cho trẻ:

  • Mũi thứ nhất: tiêm lúc trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Mũi thứ hai: cách mũi đầu 1 tháng
  • Mũi thứ ba: cách mũi hai 1 tháng
  • Mũi thứ tư: tiêm mũi thứ ba sau 6 tháng.

6. Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C

Viêm màng não là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chính vì vậy mà bệnh viêm màng não do não mô cầu trẻ em rất dễ mắc phải. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt.

Khi mắc bệnh diễn tiến nhanh và có nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Do đó, tốt hơn hết vẫn là nên tiêm vắc xin để phòng cho trẻ.

Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não mô cầu B+C cho trẻ:

  • Mũi thứ nhất: tiêm cho trẻ từ tháng thứ 6
  • Mũi thứ hai: cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi một cách tốt nhất, các bậc cha mẹ hãy tiêm phòng cho con trẻ đúng thời điểm, lứa tuổi và các loại vacxin phù hợp. Tốt hơn hết cha mẹ nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu như không thể nắm bắt cũng như không thể theo dõi được các mũi tiêm, thời gian tiêm cần thiết.

Xem thêm: