Bản tin Dak Lak

Đắk Lắk– Vùng đất của cồng chiêng Tây Nguyên

Thứ âm thanh luôn vang vọng khắp núi rừng Đắk Lắk và cũng là một nét văn hóa độc đáo nơi đây mà không nơi nào có được đó chính là tiếng cồng chiêng. Những ai có dịp đến với Đắk Lắk mà được nghe tiếng cồng chiêng chắc chắn sẽ luôn lưu giữ trong mình một cảm xúc rạo rực đến khó tả.

Tìm hiểu về cồng chiêng Tây Nguyên

Các dân tộc nơi đây có truyền thống và bản sắc riêng tạo nên một nền văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Cồng chiêng cũng vậy, đây là một loại nhạc cụ bằng hợp kim đồng, có khi người địa phương sẽ pha thêm bạc hoặc đồng đen. Cồng chiêng có hai loại là cồng chiêng có núm và cồng chiêng không có núm và có nhiều kích cỡ khác nhau.

Mỗi kích cỡ sẽ vang lên những âm thanh khác nhau và tạo nên một bản nhạc mà không nơi nào có được. Văn hóa và âm nhạc của cồng chiêng cũng thể hiện được sự sáng tạo trong nghệ thuật đỉnh cao của người dân. Chính vì thế mà cồng chiêng đã trở thành biểu tượng cuộc sống của các dân tộc vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Đắk Lắk– Vùng đất của cồng chiêng Tây Nguyên 1

Cồng chiêng được xem là tải sản quý giá nhất của người dân Tây Nguyên

Ý nghĩa của tiếng cồng chiêng Tây Nguyên

Âm thanh của cồng chiêng gắn liền với cuộc sống và tiếng lòng của người dân tộc Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơho, Giarai ở Tây Nguyên. Những âm thanh của cồng chiêng không chỉ đơn thuần là tiếng nhạc mà còn được ví như những sợi dây kết nối mọi người trong buôn làng với nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Thông qua tiếng cồng chiêng họ nói lên niềm vui, nỗi buồn, những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Tiếng cồng chiêng còn có trong các lễ hội của người dân tộc từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh để cầu mong sức khỏe, lễ cúng nước, mừng cơm mới, lễ đâm trâu nhân ngày bỏ mả...

Đắk Lắk– Vùng đất của cồng chiêng Tây Nguyên 2

Tiếng cồng chiêng vang lên trong dịp lễ cầu mưa thuận gió hòa

Cồng chiêng Tây Nguyên tự hào được UNESCO công nhận là một kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Qua đó, dân tộc Tây Nguyên càng phải cố gắng và phấn đấu hơn nữa, khơi dậy niềm đam mê diễn tấu cồng chiêng để cho các em trong buôn làng có niềm đam mê và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đồng thời, các nghệ nhân cũng liên tục truyền dạy cách đánh tre, chiêng đồng cho những ai ưa thích loại nhạc cụ này. Nhờ đó mà nhiều hoạt động lễ hội, giao lưu trong những ngày hội văn hóa truyền thống càng trở nên náo nhiệt và vui tươi hơn bao giờ hết.

Đắk Lắk– Vùng đất của cồng chiêng Tây Nguyên 3

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Thông qua những dịp tổ chức Festival, cồng chiêng Tây Nguyên là dịp để người dân Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung quảng bá hình ảnh cồng chiêng đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội trong việc bảo tồn, phục hồi giá trị và duy trì văn hóa đặc trưng ở nơi đây.

Xem thêm: