Bản tin Dak Lak

Độc đáo nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng

Khi nói đến mảnh đất đầy nắng và gió Đăk Lăk thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của những người dân trong buôn làng. Trong đó, nghi lễ bắc máng nước chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa dân tộc và được nhiều người dân và du khách đặc biệt quan tâm.

Tìm hiểu về nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng

Người dân tộc Xê Đăng sinh sống ở những vùng núi vì thế họ luôn bị phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên từ suối. Nghi lễ này được diễn ra trong 3 ngày và được tổ chức khi mới đầu thành lập làng, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khi mới bắt đầu bước vào mùa vụ.

Độc đáo nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng – Kon Tum 1

Già làng thực hiện nghi thức cúng thần nước

  • Ngày thứ nhất: Già làng sẽ cùng với các thanh niên trong làng dẫn nhau đi tìm nguồn nước mới. Khi tìm được nguồn nước thì bắt một con ốc sống đặt lên một cái cây sâm lũ bắc ngang bên dòng nước và khấn. Ý nghĩa của việc đặt ốc sên lên cây là nếu ốc bò qua bên phải thì thần nước đồng ý cho dân làng sử dụng nguồn nước tại đây và ngược lại thì không đồng ý. Nếu dân làng làm trái ý thần nước thì cả làng quanh năm sẽ hạn hán, đau ốm và bệnh tật.
  • Ngày thứ hai: Nếu thần nước đồng ý thì dân làng sẽ cùng nhau phát dọn đường dẫn máng nước về làng. Tại điểm đầu và cuối của máng nước sẽ dựng hai cây gâng (loại cây được làm từ cây le và được tạo tua) với mục đích là mua nước của thần nước.
  • Ngày thứ ba: Già làng sẽ bắt đầu thực hiện nghi lễ chính thức bắc máng nước. Vào sáng sớm, tất cả dân dàng sẽ tập trung lại xung quanh và quan sát. Dúi là con vật được dâng lên hiến tế, vì con vật này đem lại may mắn cho dân làng. Già làng cầm ống lồ ô có chứa tiết dúi và khấn để cầu nước không bao giờ cạn, không mang hạn hán và lụt tới buôn làng.

Ý nghĩa của nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng

Sau khi khấn xong thì dân làng có thể thoải mái sử dụng, họ thường tạt nước vào nhau để cầu được may mắn cho chính bản thân và cho những người trong gia đình. Với một quan niệm vạn vật hữu linh, người dân tộc Xơ Đăng đã tổ chức nghi lễ bắc máng nước để cầu xin được nước về suối dồi dào, vật nuôi đầy đàn và mùa màng bội thu. Đồng thời, tạ ơn thần linh đã ban nước và gắn kết tình đoàn kết giữa mọi người trong làng với nhau.

Độc đáo nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng – Kon Tum 2

Hòa vào nhịp trống, chiêng với người dân đồng bào Xê Đăng trong lễ bắc máng nước

Sau cùng, người dân và du khách sẽ tập trung lại nhà rông để tổ chức hội mừng có nguồn nước mới, uống rượu cần và ca hát nhảy múa cùng nhau. Đây cũng là dịp để đồng bào nơi đây cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn nguồn nước sạch.

Xem thêm: