Bản tin Dak Lak

Giữ gìn “món ăn tinh thần” của các dân tộc tại Đăk Lăk

Đăk Lăk có tổng cộng 47 các dân tộc sinh sống với những nét văn hóa và đời sống vô cùng đặc sắc. Đối với dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk thì nhạc cụ được xem là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong các nghi lễ và các lễ hội truyền thống của các gia đình và buôn làng ở Đăk Lăk nói riêng và đại ngàn Tây Nguyên nói chung.

Giữ gìn “món ăn tinh thần” của các dân tộc tại Đăk Lăk 1

Cồng chiêng tự hào là một kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Các loại nhạc cụ phổ biến của dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Tuy được làm từ những chất liệu đơn giản từ thiên nhiên như tre, nứa, lồ ô, quả bầu khô hoặc sừng trâu... nhưng các sản phẩm nhạc cụ đều rất phong phú và đa dạng mà chỉ ở Tây Nguyên mới có. Hiện nay, các đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk đã và đang sở hữu một kho tàng nhạc cụ vô cùng phong phú như:

  • Tù Và: Một loại nhạc cụ được làm bằng sừng trâu, sừng bò hoặc sừng con sơn dương. Tù Và chỉ phát ra một âm duy nhất, dùng để tập trung hiệu lệnh khi muốn kêu gọi đánh dấu ngày lễ xuống đồng hoặc dùng để đuổi muông thú.
  • Kèn Đinh Năm: Năm theo tiếng Ê đê có nghĩa là 6, nên kèn Đinh Năm gồm 6 ống trúc ngắn, dài khác nhau được xếp thành 2 bè và mỗi bè bao gồm 3 ống. Trên 6 thân trúc sẽ được khoét lỗ cao thấp để tạo thành âm thanh và được cắm đầu vào một trái bầu khô.
  • Đàn T’ rưng: Đàn được làm bằng gỗ hoặc những ống nứa to được xếp theo thứ tự nhất định. Tất cả các ống sẽ được buộc vào 2 sợi dây, xếp từ 5 đến 18 ống to, ống nhỏ thành những hàng ngang để tạo âm vực.
  • Cồng chiêng: Đối với đồng bào thiểu số thì cồng chiêng là linh hồn của sự sống. Bất cứ lễ hội nào từ lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, bỏ mạ.... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng.

Giữ gìn giai điệu của các loại nhạc cụ

Xác định rằng văn hóa là một trong những nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội và cũng là sức mạnh quan trọng cho sự phát triển bền vững của các dân tộc. Ngoài việc phát huy và duy trì được nét văn hóa sử dụng nhạc cụ dân tộc thì Đăk Lăk còn đề ra những chiến lược để có thể bảo tồn được bản sắc dân tộc. Bằng cách:

  • Thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian và văn hóa truyền thống tại các xã, huyện.
  • Tích cực kêu gọi các thanh niên trẻ học tập và tham gia những hoạt văn hóa, nghệ thuật nhằm lưu giữ những giai điệu của nhạc cụ cũng như các làn điệu dân ca truyền thống, của dân tộc mình.

Giữ gìn “món ăn tinh thần” của các dân tộc tại Đăk Lăk 2

Chúng ta cần giữ gìn và phát huy những nhạc cụ dân tộc

Nhạc cụ là vật luôn gắn bó mật thiết đối với đời sống và quá trình sinh hoạt văn hóa của cộng đồng địa phương. Cùng với đó, Đăk Lăk luôn đề cao, bảo tồn và phát huy tinh hoa âm nhạc từ các nhạc cụ dân tộc đến với bạn bè khắp năm châu.

Xem thêm: