Bản tin Dak Lak

Phục dựng lại Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên

Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk tổ chức phục dựng lại Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để mọi người biết thêm về lễ hội văn hóa cũng như bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên.

Phục dựng lại Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên 1

Độc đáo Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên

Lễ mừng lúa mới mang đậm nét văn hóa truyền thống

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của các dân tộc Tây Nguyên. Lễ mừng lúa mới sẽ được tổ chức hằng năm vào dịp bắt đầu mùa lúa mới của buôn làng trong khoảng tháng 10 đến tháng 11. Lễ mừng lúa mới được chia làm hai phần:

  • Phần lễ: Lễ vật được cúng bao gồm: ba con heo, ba con gà, một cây nêu, một giàn cúng, 1 cái nia đựng trái cây và rau quả (chuối, bầu, bí, ngô...) và các nông cụ (1 cây quốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu). Địa điểm diễn ra nghi lễ là từ nương rẫy đến kho lúa hộ gia đình và cuối cùng là đình làng.

Phục dựng lại Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên 2

Các già làng hoặc chủ nhà sẽ có nhiệm vụ thực hiện nghi lễ mừng lúa mới

  • Phần hội: Khi đã hoàn thành lễ cúng thì gia đình cùng với những người dân trong buôn làng tham gia ăn cơm mới, uống rượu cần và nhảy xoang (điệu nhảy của các dân tộc nơi đây) xung quanh cây nêu hòa trong tiếng đánh của cồng chiêng.

Ý nghĩa của Lễ mừng lúa mới

Đây là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc, một nghi lễ quan trọng và không thể thiếu của các dân tộc Tây Nguyên. Lễ mừng lúa mới để tạ ơn các vị thần (thần trời đất, thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm...) đã phù hộ cho buôn làng được mùa vụ lúa bội thu. Đồng thời xin thần linh phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Phục dựng lại Lễ mừng lúa mới của các dân tộc Tây Nguyên 3

Mọi người nhảy múa cùng nhau sau Lễ mừng lúa mới

Người dân còn cầu mong sức khỏe cho gia đình và mọi người vui vẻ với nhau sau thành quả của quá trình lao động vất vả. Qua đó, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong buôn làng để tạo nên sức mạnh cộng đồng ngày một phát triển. Đây cũng là lễ hội tham gia vào chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm lời chúc của Bác Hồ (1969-2019) bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Trong xu thế hội nhập văn hóa giữa các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên, nghi lễ vừa là tấm lòng thành của dân làng đối với các thần linh cũng là dịp để mọi người thể hiện tình cảm với nhau, trao đổi kinh nghiệm làm ăn trong vụ mùa tới. Ngoài ra, giúp cho lớp trẻ có ý thức hơn trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống của cộng đồng và dân tộc.

Xem thêm: