Bản tin Dak Lak

Tìm hiểu về bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Bệnh vàng lá gân xanh là bệnh thường gặp ở nhiều cây có múi như cam, quýt, bưởi,... Bệnh này được cho là do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công vào mạch dẫn của cây. Dẫn đến phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá có màu vàng, gân chính và gân phụ vẫn có màu xanh và nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh vàng lá

Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh vàng lá đó là trên lá có phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá có màu vàng nhưng phần gân chính và gân phụ lại có màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng.

Ta có thể nhận biết cây bị bệnh vàng lá thông qua quả. Quả của cây mắc bệnh vàng lá thường nhỏ hơn bình thường, méo mó. Khi bổ dọc thì tâm quả bị bị lệch hẳn sang một bên, từ phần dưới đít quả đi lên có vùng quầng đỏ. Hạt bên trong quả thường có màu nâu hoặc bị thối.

Rễ cây khi nhiễm bệnh vàng lá thường bị thối, cây chỉ còn sót lại mình rễ chính còn dễ tơ bị đứt hết. Nếu cây bị nặng thì phần rễ chính có khi cũng bị thối.

Các triệu chứng của cây mặc bệnh vàng lá thường xuất hiện theo cành, từng cây trong vườn, có khi là bị toàn bộ các cây. Sự xuất hiện của các triệu chứng trên đây cùng với rầy chổng cánh trong vườn chính là điều kiện để cây mắc bệnh vàng lá gân xanh.

Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh vàng lá
Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh vàng lá

Cách phân biệt cây bị vàng lá gân xanh với cây bị thiếu kẽm

Để nhận biết được đâu là cây bị mắc bệnh vàng lá gân xanh và đâu là cây bị thiếu kẽm, chúng ta sẽ căn cứ vào một số đặc điểm sau đây:

  • Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thường có triệu chứng ở những cây trồng ở phía ngoài vườn nhiều hơn là những cây ở bên trong. Trên cây sẽ có những cành bị bệnh nặng, có cành thì bị nhẹ nhưng cũng có cành thì không bị gì cả.
  • Diễn biến của những cây bị bệnh vàng lá gân xanh diễn ra rất nhanh. Cây sẽ bắt đầu chết dần từ những cây nhiễm bệnh nặng rồi đến những cây bị nhiễm bệnh nhẹ.
  • Biểu hiện của bệnh vàng lá gân xanh trên quả thường quả sẽ bị méo, biến dạng. Khi bổ ra theo chiều dọc thì quả thường bị lệch tâm và hạt bị nấu hoặc thối.
  • Còn đối với cây bị thiếu kẽm thì nó sẽ biểu hiện đồng loạt trên tất cả các cây trong vườn hay ở một hướng hoặc một thửa. Triệu chứng của cây bị thiếu kẽm thì gần như là giống nhau, không có cây bị nặng hay bị nhẹ. Diễn biến của cây bị thiếu kẽm khá chậm, kéo dài trong nhiều năm rồi cây mới chết. Tuổi thọ của cây tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.
Cách phân biệt cây bị vàng lá gân xanh với cây bị thiếu kẽm
Cách phân biệt cây bị vàng lá gân xanh với cây bị thiếu kẽm

Điều kiện phát triển của bệnh vàng lá gân xanh

Bệnh vàng lá gân xanh lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh. Ngoài ra bệnh này còn có thể lây lan qua mắt ghép.

Ở những vườn cây có múi như cam, quýt chăm sóc kém, đất dễ bị ngập úng sẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển nhanh chóng.

Điều kiện phát triển của bệnh vàng lá gân xanh
Điều kiện phát triển của bệnh vàng lá gân xanh

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Hiện nay, bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi vẫn chưa có thuốc điều trị mà chỉ có phòng là chính. Do đó, để cây phát triển xanh tốt và không bị nhiễm bệnh thì các bạn cần lưu ý đến một số điều sau đây:

  • Lựa chọn trồng những giống cây khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng vườn cam quýt có cây bị bệnh để nhân giống. Điều này chỉ làm bệnh lây lan nhanh chóng hơn mà thôi.
  • Nếu phát hiện có cây bị nhiễm bệnh thì bạn nên chặt bỏ và đem tiêu hủy để giảm lây lan bệnh sang cây không bị bệnh.
  • Để hạn chế bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi, bạn hãy trồng thêm cây chắn gió quanh vườn như xoài, giâm bụt để không cho rầy chổng cánh có cơ hội xâm nhập vào vườn cây của bạn. Các bạn cũng có thể trồng xen thêm cây ổi và không nên trồng thêm các cây họ cam quýt.
  • Kết hợp với phương pháp chăm sóc tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán.
  • Chỉ nên bón lượng phân vừa đủ, tuyệt đối không bón nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy kịp thời. Trong quá trình phun thì nên phun thuốc đều khắp cả cây và tập trung vào các lộc non, lá non.
  • Khi phát hiện sâu bệnh, các bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc để phun trừ rầy chổng cánh. Ngăn chặn việc truyền bệnh vàng lá gân xanh.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu và áp dụng vào trong quá trình chăm sóc cây trồng của mình.

Xem thêm: