Bản tin Dak Lak

Kinh nghiệm trồng các loại cam sành mang lại giá trị kinh tế cao

Cam là một loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng nước ta. Tuy nhiên, để tăng năng suất cây trồng bạn cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết kinh nghiệm trồng các loại cam sành mang lại giá trị kinh tế cao.

Kinh nghiệm trồng cam sành - Chọn giống

Năng suất cây cam có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào cây giống. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống cam khác nhau. Mỗi giống cam đều có những ưu và nhược điểm, phù hợp với từng điều kiện khí hậu khác nhau.

Khi lựa chọn giống cam sành, bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Các bạn hãy lựa chọn cây giống cam phù hợp với từng vùng, miền, loại đất trồng. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Ví dụ như cây cam mật không hạt sẽ phù hợp với khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn cây cam sành phù hợp với khí hậu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Hà Giang,...
  • Bạn cũng cần chọn những giống khỏe mạnh, không bị dị dạng, không có các biểu hiện bị sâu bệnh hại,...
  • Chọn giống có độ cao trung bình khoảng từ 60cm – 65cm tình từ vị trí của mắt ghép.
Kinh nghiệm trồng cam sành - Chọn giống
Kinh nghiệm trồng cam sành - Chọn giống

Làm đất trồng cam

Kinh nghiệm trồng cam sành hiệu quả tiếp theo bạn cần biết đó là làm đất. Cam là nhóm cây rễ cọc, ăn sâu vào lòng đất nên có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Trong đó, đất trồng cam thích hợp nhất phải có độ thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt. Bởi đặc tính của cam là không chịu được ngập úng.

Đất trồng cam cần được xử lý kỹ càng các mầm bệnh. Đặc biệt là đối với những vùng đất trước đó dùng để trồng các loại cây khác. Các bạn có thể trồng các cây họ đậu, lạc tiên,... để hạn chế cỏ dại phát triển.

Đối với vùng đất rừng mới được khai thác, bạn nên phát quang, đào bỏ rễ cây rừng và san đất cho bằng phẳng. Nên cày, bừa để làm sạch cỏ dại, cho đất được tơi xốp.

Làm đất trồng cam
Làm đất trồng cam

Mật độ trồng

Mật độ trồng đóng một phần quan trọng đối với năng suất của cây cam. Sẽ tùy vào từng giống cây mà các bạn tính mật độ cây trồng sao cho thích hợp nhất. Tốt nhất, các bạn nên chia thành các lô đất, đào hố để trồng cam,...

Theo như kinh nghiệm của những người đi trước đối với những cây cam được ghép trên gốc gieo hạt sẽ có mật độ cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. Còn đối với giống cam ghép nhân giống vô tính sẽ có mật độ là cây cách cây 3m, hàng các hàng 4m.

Đào hố cây trồng cam

Ở những vùng đất thấp, các bạn có thể đắp mô cao lên để trồng cam. Đất đắm mô thường sử dụng là đất mương, đất ao, đất ở các khu vực ven sông,... Mô thường cao khoảng 25-30cm, rộng 70-90cm. Đất sử dụng đắp mô, bạn nên trộn thêm 5-7kg phân hữu cơ để bón trong giai đoạn đầu.

Ở những vùng đồng bằng, kích thước hố thường là 60x60x60cm. Còn trồng cam ở vùng núi các bạn nên đào hồ có kích thước rộng hơn khoảng 70x70x70cm. Ở một hố, bạn hãy sử dụng đất đào hố trộn với 7 - 10kg phân bón hữu cơ để lấp cây, tưới nước giữ ẩm cho cây từ 20 - 25 ngày.

Đào hố cây trồng cam
Đào hố cây trồng cam

Xử lý cây ra hoa

Kinh nghiệm trồng cam sành tăng năng suất cây cam là xử lý ra hoa. Bạn xử lý cây ra hoa bằng cách ngưng tưới nước trong khoảng 2 đến 4 tuần đến khi cây cam có dấu hiệu héo lá. Sau đó, bạn tiếp tục tưới nước trở lại, cung cấp nước đầy đủ 3 ngày liên tục, ngày tưới nước 2 lần một ngày.

Tùy vào tình trạng phát triển của cây mà bạn sẽ có cách kích thích ra hoa khác nhau. Nếu cây yếu quá, bạn không nên kích thích quá nhiều bởi nó sẽ làm giảm khả năng đậu trái. Các hoa ra muộn, ra ở vị trí không thích hợp thì tốt nhất bạn nên loại bỏ bớt.

Phòng ngừa sâu bệnh trên cây cam

Cây cam thường gặp một số loại sâu bệnh như: Sâu đục thân, nhện, rệp, thối quả,… Bạn cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả. Nên kết hợp phương pháp cắt tỉa cành thường xuyên, nhất là cành già, cành bị sâu đục thân, sâu bệnh,…

Để phòng ngừa sâu bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học,.... đó là sử dụng các biện pháp sinh học. Phương pháp này sẽ giúp tăng chất lượng nông sản, hướng tới nông nghiệp hữu cơ. Bón phân cân đối, hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh hại.

Phòng ngừa sâu bệnh trên cây cam
Phòng ngừa sâu bệnh trên cây cam

Trên đây là một số kinh nghiệm trồng các loại cam sành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để nâng cao năng suất cho vườn cam nhà mình.

Xem thêm: