Bản tin Dak Lak

Hướng dẫn cách trồng sầu riêng đúng kỹ thuật, cho năng suất cao

Sầu riêng là một loại trái cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, sầu riêng được trồng ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách trồng sầu riêng đúng kỹ thuật, mang lại năng suất cao, hạn chế sâu bệnh.

Tìm hiểu chung về cây sầu riêng

Sầu riêng là một loại cây ăn trái được trồng ở vùng nhiệt đới, thích hợp phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 22 - 30 độ C. Loài cây này ưa ấm nhưng không có khả năng chịu ngập. Vậy nên khi trồng sầu riêng, bà con nên tưới nước vào mùa khô và hạn chế tưới nước vào mùa mưa.

Loại cây ăn trái này có thể phát triển tốt ở nhiều nhiều loại đất khác nhau. Nhưng để đạt năng suất cao, bà con nên trồng ở vùng đất thịt pha cát, đất phù sa, đất bazan,…

Về đặc điểm, sầu riêng là cây thân gỗ, khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 25 - 30m, tán lá thưa, rễ ăn sâu xuống lòng đất từ 7- 9m. Mặc dù rễ cắm sâu dưới lòng đất nhưng cây rất dễ bị bật gốc mỗi khi có gió lớn. Do đó, bà con nên trồng thêm các cây chắn gió xung quanh vườn, đồng thời kết hợp với một số biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.

Lá sầu riêng là lá đơn, mọc so le, mặt dưới hơi nâu vàng, hoa lưỡng tính mọc thành cụm. Hoa sầu riêng mọc ở thân và cành chứ không mọc ở đầu giống như các loài cây khác.

Thông thường, cây sầu riêng sẽ cho thu hoạch sau khoảng 3 - 4 năm trồng. Quả sầu riêng khi xanh có màu xanh, xung quanh có nhiều gai nhọn, khi chín quả có màu vàng. Thịt quả sầu riêng ngọt, béo và có mùi thơm đặc trưng.

Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao
Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Trồng sầu riêng, bạn có thể trồng bằng nhiều cách khác nhau như: trồng sầu riêng bằng hạt, trồng bằng cách chiết cành,... Dù trồng bằng phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân theo phương pháp trồng sau đây.

Bước 1: Chọn giống

Chọn những cây khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng, không bị sâu bệnh hại. Bà con nên chọn những cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, cây có từ 3 cành trở lên, cao trung bình 80cm, đường kính khoảng 0,8cm trở lên.

Chọn những cây giống khỏe, không bị sâu bệnh hại
Chọn những cây giống khỏe, không bị sâu bệnh hại

Bước 2: Đào hồ trồng cây

Đào hố trồng cây và bón phân lót hữu cơ, hữu cơ vi sinh trước khi trồng khoảng 15-20 ngày. Trong quá trình chờ ngày trồng cây, bà còn lưu ý là phải tưới nước cho hố.

Bước 3: Cách trồng sầu riêng con

Các bạn nên trong cây thưa để vườn cây được thông thoáng, cây được khỏe mạnh và ít bị sâu bệnh hại. Mật độ trồng sầu riêng trung bình từ 70 - 100 cây /ha, khoảng cách trồng sầu riêng từ 10 - 12m/cây.

Trước khi trồng, bà con nên đảo phân ở trong hố để phân phủ đều khắp hố. Ở giữa hố, bạn tạo một điểm đặt giống cây sầu riêng, tùy theo kích thước cây giống mà bà con tạo giống sao cho phù hợp. Ở giữa, bà còn nên tạo một hố sâu khoảng 20cm, đường kính kích thước bầu ươm khoảng 1 - 2cm.

Bà con tiếp tục dùng kéo cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong, nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu, lưu ý là không được làm bể bầu. Sau đó đặt bầu vào hố, mắt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2 - 3cm. Cẩn thận tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm tổn thương đến phần rễ cây.

Tiếp đến, phủ đất lên mô, nén chặt. Bà còn nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1 - 2m. Việc này nhằm mục đích khi tưới, cây không bị đọng nước ở phần rễ. Sau khi trồng xong, bà còn tiếp tục sử dụng cây tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1 - 2m tùy theo độ cao của cây đẻ làm giá đỡ cho cây, giúp cây có thể đứng vững khi gặp gió.

Sau khi cắm cọc xong, bà con tiến hành tưới nước để giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng. Để cây không bị mất nước, giữ được độ ẩm, bà còn hãy sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô…che nắng cho cây mới trồng. Đồng thời, sử dụng rơm hoặc cây bèo tây phủ phần gốc để giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật trồng sầu riêng con đúng cách
Kỹ thuật trồng sầu riêng con đúng cách

Bước 4: Chăm sóc cây sầu riêng

Vì sầu riêng là loại cây không có khả năng chịu ngập. Nên lưu ý khi tưới nước bà còn nên tươi lượng vừa đủ. Nên tưới thường xuyên vào mùa khô và hạn chế tưới vào mùa mưa.

Về bón phân, bà còn chia làm các giai đoạn gồm: Mới trồng, trồng được 1-3 năm và thu hoạch. Mỗi giai đoạn sẽ có cách bón phân khác nhau. Khi mới trồng các bạn bón lót vào hố trồng. Giai đoạn hai bạn bón 6 lần, 3 lần vào mùa mưa và 3 lần vào mùa khô. Giai đoạn 3 bạn chia làm 4 lần bón phân.

Sầu riêng có khả năng chịu ngập kém nên chỉ tưới lượng nước vừa đủ
Sầu riêng có khả năng chịu ngập kém nên chỉ tưới lượng nước vừa đủ

Trong quá trình cây sinh trưởng, bạn cũng cần theo dõi xem cây có bị sâu bệnh hại không để tìm cách khắc phục kịp thời nhé!

Xem thêm: