Bản tin Dak Lak

Phân đạm là gì? Công dụng của đạm trong trồng trọt

Trong trồng trọt, để cây sinh trưởng phát triển xanh tốt chúng ta không thể không cần tới đạm. Vậy đạm là gì? Công dụng của đạm trong trồng trọt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân đạm là gì?

Phân đàm là một loại phân bón vô cơ rất phổ biến, sử dụng để cung cấp lượng nitơ cần thiết cho cây trồng. Hàm lượng phần trăm N trong phân chính là yếu tố thể hiện độ dinh dưỡng của phân đạm. Nito hóa hợp trong phân đạm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ở dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân đạm khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4, đạm Clorua (NH4Cl), Phân Urê Co(NH4)2, Amôn Nitrat (NH4NO3), Xianamit Canxi, Photphat đạm hay MAP,…Tùy vào loại cây trồng mà các bạn có thể lựa chọn loại đạm sao cho phù hợp nhất.

Phân đạm là gì?
Phân đạm là gì?

Công dụng của đạm đối với cây trồng

Phân đậm là một trong những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng. Đạm cũng là một trong những thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: Axit nucleic (AND và ARN), các loại men, các chất diệp lục, nguyên sinh chất, các chất điều hòa sinh trưởng.

Công dụng của đạm quyết định đến sự phát triển của mô tế bào sống của cây trồng. Một cây được bón đủ đạm sẽ phát triển nhanh, ra chồi nhiều, lá, quả có kích thước to hơn so với những cây không được bón đạm. Vậy nên năng suất và chất lượng cây trồng cũng có phần cao hơn. Công dụng của đạm cụ thể như sau:

  • Đạm là một dưỡng chất cần thiết và rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đạm là một trong những thành phần chính của những chất hữu cơ cấu tạo nên chất diệp lục, axit nucleic, protein, chất nguyên sinh.
  • Đạm giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh nhanh, phân cành, ra lá nhanh và nhiều. Giúp lá cây to hơn, xanh hơn, quang hợp mạnh hơn, góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
  • Đạm giúp cải thiện chất lượng của các loại cây ăn lá, protein của hạt ngũ cốc và cỏ khô làm thức ăn cho gia súc.
  • Phân đạm rất cần thiết cho cần trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhất là ở giai đoạn cây phát triển mạnh.
Công dụng của đạm đối với cây trồng
Công dụng của đạm đối với cây trồng

Điều gì xảy ra nếu cây trồng thiếu đạm?

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng bị trì trệ, cây còi cọc là tác hại của việc cây không được bón đủ đạm. Bởi lẽ, đạm chính là yếu tố cơ bản để hình thành và cấu tạo nên tế bào.

Cây không được bón đủ đạm sẽ ảnh hưởng đến các quá trình lý hóa sinh trong cây. Lá cây giá và dần chuyển sang màu vàng từ dưới gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài đầu cành. Bởi không có đạm, diệp lục sẽ ít được sinh ra khiến lá vằng, lá non màu xanh nhạt, cây sinh trưởng phát triển kém.

Ngoài ra, cây thiếu đạm còn gây ra một số triệu chứng khác như: Đẻ nhánh kém, chồi nhỏ, hoạt động quang hợp kém hiệu quả, chất dinh dưỡng được tích lũy giảm, quả mau chín nhưng chất lượng kém, ăn không ngon, năng suất cây trồng giảm.

Dấu hiệu của cây bị thiếu đạm
Dấu hiệu của cây bị thiếu đạm

Tác hại của cây bị thừa đạm

Bón quá nhiều phân đạm cũng có ảnh hưởng không tốt đến đến năng suất và chất lượng cây trồng. Cây thừa đạm sẽ sinh trưởng quá mức sẽ gây vóng, không chuyển hóa được sang dạng hữu cơ, việc tích lũy nhiều đạm vô cơ khiến cây bị nhiễm độc.

Các hợp chất cacbon được huy động để giải độc cho cây nên không tham gia vào quá trình hình thành cách chất xơ. Điều này khiến hoa quả bị chững lại, giảm năng suất, thậm chí là không thu hoạch được.

Dấu hiệu của cây bị thừa đạm như sau:

  • Rễ cây phát triển ít, nông.
  • Lá cây xanh non, rậm rạp, độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển nhiều do thiếu ánh sáng chiếu vào cây trực tiếp. Thân, cành, lá non khiến sâu bệnh dễ xâm nhập vào.
  • Mặc dù cành phát triển nhanh nhưng cây ra hoa chậm, khó đậu quả và quả không chắc hạt.
  • Hạn chế khả năng chống chịu của cây trồng trước điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh,...
Tác hại của cây bị thừa đạm
Tác hại của cây bị thừa đạm

Kỹ thuật bón phân đúng cách

  • Phân đạm rất thích hợp với những loại cây trồng ăn lá, dễ tan, thẩm thấu nhanh, xanh mượt và đẻ nhiều.
  • Vì đạm là phân chua sinh lý, bón lâu sẽ làm đất chua. Khi bón có thể kết hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi.
  • Bón đạm thành nhiều lần đối với nhóm cây cần nhiều đạm. Bón phù hợp với nhu cầu và đặc tính của cây và đất. Không bón quá nhiều làm ảnh hưởng đến đất và năng suất cây trồng.
  • Với các cây trồng trên cạn như múa, ngô, bông,... nên bón đạm nitrat. Lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA.
  • Không nên bón đạm ở thời điểm trời chuyển mưa giông, nếu nắng gắt quá cũng không nên bón để tránh lãng phí.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì các bạn cũng biết được công dụng của đạm đối với cây trồng rồi phải không. Đạm giữ vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Hãy lưu ý sử dụng với lượng vừa phải để mang lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: