Bật mí kinh nghiệm kinh doanh phân bón từ a đến z
Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nên việc kinh doanh phân bón sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tỉ lệ thành công cao. Vậy để kinh doanh phân bón thu lời cao thì cần làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được những kinh nghiệm kinh doanh phân bón hiệu quả.
Khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Kinh nghiệm kinh doanh phân bón đầu tiên bạn cần biết đó là hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được khả năng tiêu thụ. Hãy xác định xem đối tượng khách hàng bạn đang muốn nhắm tới là ai? Địa điểm bạn chọn để mở cửa hàng phân bón có tập hợp nhiều người làm nông không? Khả năng cạnh tranh ở khu vực đó như thế nào? Tại thị trường đó có những cửa hàng bán phân bón nào?... Từ những dữ liệu thu thập được bạn có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp.
Chọn địa điểm kinh doanh
Yếu tố thứ 2 quyết định đến thành công của bạn khi kinh doanh phân bón đó là địa điểm. Hãy lựa chọn những địa điểm tập trung nhiều người dân làm nông để đảm bảo cửa hàng của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn cửa hàng ở ngoài mặt đường để thuận tiện cho việc di chuyển và khách hàng cũng dễ tìm thấy.
Cửa hàng, nơi bày bán và địa điểm kinh doanh cần đảm bảo bảo quản chất lượng phân bón. Các thiết bị, công cụ dùng để lưu trữ phân bón phải đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường, có phương tiện vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển phù hợp.
Trước khi quyết định kinh doanh phân bón, bạn phải đảm bảo có kho chứa để đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản chất lượng phân trong suốt thời gian kinh doanh. Trường hợp bạn vẫn chưa có kinh phí để đầu tư kho chứa thì phải đảm bảo có công cụ, thiết bị chứa đứng để bảo quản phân bón.
Khi nhập phân bón vào, bạn phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, nhập khẩu, nơi phân phối loại phân bón kinh doanh. Đồng thời có đầy đủ điều kiện phòng, chống cháy nổ, dụng cụ an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn muốn kinh doanh phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh.
Nắm được thông tin các loại phân bón muốn kinh doanh
Trước khi bạn tư vấn và bán sản phẩm cho người khác, bạn cũng cần nắm rõ được được thành phần, công dụng của từng loại sản phẩm. Đối với việc kinh doanh phân bón cũng không ngoại lệ. Để kinh doanh được bạn phải nắm được những thông tin quan trọng sau:
Nhóm phân hóa học
Đây là nhóm phân bón được sản xuất từ nguyên liệu vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp. Chúng được xử lý bằng quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản. Tùy vào hàm lượng, thành phần, chứng năng của chỉ tiêu chất lượng đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng mà phân bón được phân thành nhiều loại khác nhau trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Nhóm phân bón hữu cơ
Đây là nhóm phân bón được sản xuất từ các chất hữu cơ tự nhiên, không bao gồm chất hữu cơ tổng hợp, được xử lý bằng quá trình vật lý hoặc sinh học. Tùy vào thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất mà phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Nhóm phân bón sinh học
Nhóm phân bón này được sản xuất bằng quá trình sinh học hoặc có từ gốc tự nhiên. Trong thành phần của phân có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như: Axit amin, axit humic, axit fulvic, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
Tùy vào thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất mà phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Thủ tục pháp lý
Để đủ điều kiện kinh doanh phân bón theo quy định của pháp luật, các bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
- Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh phân bón gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Sau 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại cá nhân, tổ chức. Đồng thời lập biên bản kiểm tra. Nếu cá nhân tổ chức không đáp ứng được điều kiện đặt ra, phải thực hiện khắc phục. Sau khi khắc phục xong sẽ gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền xuống kiểm tra.
- Nếu đạt yêu cầu, trong 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Nếu không cũng phải có văn bản nêu rõ nguyên nhân không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh phân bón hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin của chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích, giúp hoạt động kinh doanh của bạn được thuận lợi và sinh lời cao.
Xem thêm: