Bản tin Dak Lak

05 thông tin thú vị về sầu riêng Dona nên biết

Sầu riêng Dona là giống sầu riêng mang đến tiềm năng cao và được nhiều bà con ở vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên lựa chọn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về giống sầu riêng này thông qua bài viết dưới đây nhé.

TỚI NƠI BÁN

Giống sầu riêng Dona

Sầu riêng Dona hay còn được gọi là sầu riêng Thái Dona (Thái Dona nhưng không phải là sầu riêng Thái). Đây được xem là một trong những giống cây ăn trái chủ lực và đã được nhiều bà con nông dân lựa chọn nhằm thay đổi về cơ cấu cây trồng. Việc lựa chọn giống sầu riêng Dona là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất, chất lượng, giá cả và thành phẩm sau này nên bà con cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Giống sầu riêng Dona là giống cây sầu riêng cơm vàng, hạt lép có chất lượng cao và được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Đây là một loại giống tốt và được nhân giống thông qua phương pháp ghép. Giống sầu Dona Thái này có khả năng thích nghi rộng với điều kiện tự nhiên của nước ta nên nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau.

Giống sầu riêng này mang đến tiềm năng về năng suất cao và chất lượng quả tốt cùng với đó là giá thành cao nên sẽ mang đến nguồn hiệu quả kinh tế cao. Với khả năng đạt năng suất ổn định kể cả khi được trồng xen canh với những loại cây ăn trái khác hay trồng xen canh với cà phê thì bà con có thể chọn giống sầu riêng này để có thể làm tăng thêm thu nhập cho cùng một đơn vị diện tích.

Giống sầu riêng Dona mang đến năng suất cao
Giống sầu riêng Dona mang đến năng suất cao

Đặc điểm sầu riêng Dona

Về đặc điểm của sầu Dona có những điểm nổi bật như sau:

Cây sầu riêng có tán khoáng và thường phát triển theo dạng hình chóp. Cành cây thường đâm ngang, cành thưa. Khi còn non, những cành này thường hơi trĩu xuống, những cành non có thêm phân cành hai phía nên bà con có thể dễ dàng tạo cành tỉa tán theo cách phù hợp nhất.

Đối với giống sầu Dona trên một năm cành đã phân tán được đều thành 4 phía và có thể tạo tán cân đối. Thân cây khi còn non thường sẽ có màu nâu vàng. Lá sầu riêng Dona thường sẽ dạng thuôn dài, phần ngọn của lá nhọn. Mặt lá trên có màu xanh đậm, mướt và có độ bóng lá. Phần mặt dưới của lá sẽ có màu hơi vàng hoặc màu hơi hồng. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy có màu óng ánh.

Hoa sầu có dạng dài, phần cuống hoa ngắn chỉ khoảng tầm 3 – 4cm. Phần ngọn hoa hơi cong. Sau khi ra trái, các trái sầu riêng sẽ phân bố đều trên các cành.

Trái sầu riêng Dona có hình dáng dạng bầu dục dài, phần đuôi trái thường sẽ thon và phần đầu thì hơi nhọn. thông thường một trái sầu Dona thường sẽ có trọng lượng từ 3 – 4kg, phần vỏ mỏng hơn so với những giống sầu riêng thông thường. Những trái sầu khi bình thường có màu xanh, sau khi chín sẽ có màu xanh sáng nhạt, vỏ sầu bóng. Từng quả sầu riêng sẽ có các múi được phân chia rõ ràng.

Về chất lượng của thịt quả sẽ ngon, phần cơm có màu vàng nhạt và hạt lép. Cơm sầu dày và thơm ngon, khi thưởng thức sẽ cảm nhận thấy có vị béo vùng mùi thơm nhẹ, giúp cho bạn ăn ngon miệng mà không bị ngấy khi ăn quá nhiều. Thường thì sầu riêng Dona sẽ bảo quản được lâu, trong thời gian dài nếu như bạn để ở nơi khô ráo.

Cơm sầu riêng Dona có màu vàng nhạt
Cơm sầu riêng Dona có màu vàng nhạt

Những quả sầu riêng Đona phần lớn sẽ có tỷ lệ thịt quả có thể ăn được là từ 36 – 40%. Nếu như chăm sóc đầy đủ và đúng kỹ thuật thì kích thước của trái lớn và cho năng suất cao hơn. Đối với những cây sầu riêng trồng lâu năm đạt từ 8 năm tuổi trở lên thì có thể đạt năng suất trung bình khoảng 15 tấn/ha/vụ.

Kỹ thuật trồng sầu riêng Dona

Sầu riêng Dona được đánh giá là một giống cây ăn trái dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên để đạt năng suất cao nhất và chất lượng quả tốt nhất bạn nên áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng Dona cơ bản dưới đây.

Tiêu chuẩn của giống sầu riêng Dona

Khi trồng sầu riêng Dona, bà con nông dân nên chọn giống cây thuần chủng bằng phương pháp vô tính đó là ghép ngọn hay ghép nêm. Đối với những cây giống cần phải đạt được đường kính gốc bằng với mặt bầu cây là 2m cũng như từ 0,8 cho tới 1,5cm.

Kích thước tán của cây giống cao tầm 60 – 100cm và rộng khoảng 20 – 30cm. Thân cây cần phải thẳng và thường phải có từ 2 cặp cành cấp 1, lá sầu có màu xanh hơi nâu và thân có màu nâu. Thời gian giống cây sầu riêng Dona trồng thích hợp nhất là từ 9 – 18 tháng tuổi.

 Tiêu chuẩn của giống sầu riêng Dona
Tiêu chuẩn của giống sầu riêng Dona

Yêu cầu cơ bản về điều kiện trồng giống sầu riêng Dona

Khi trồng sầu riêng Dona nhằm đạt năng suất và chất lượng cao nhất, bà con nông dân nên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất về điều kiện trồng như:

Đất đai

Đối với giống sầu riêng Dona thường sẽ sinh trưởng tốt nhất trên loại đất thoát nước tốt. Với tầng đất canh tác điều kiện dày trên 2 mét, độ ph tầm 5 – 7. Do đó giống sầu riêng Dona thích hợp nhất trồng ở những khu vực có đất đỏ bazan, đất pha cát, đất đồi núi hay đất phù sa. Đối với những khu vực có đất thoát nước kém thì thường khiến cho cây nhanh chóng bị thối gốc. Đất trơ chỉ có sỏi và đá cũng không thích hợp bởi khả năng thoát nước của nó nhanh làm cho trái sầu riêng không được chất lượng, khi ăn không thơm ngọt tự nhiên.

Chuẩn bị về hố trồng sầu riêng Dona

Khi chuẩn bị hố trồng sầu riêng bà con nông dân cần đào các hố trồng với kích thước đạt tầm 60x60cm để có thể thực hiện bón lót phân hữu cơ giúp cải tạo được độ tơi xốp của đất. Nếu như đất càng mềm thì kích thước hố trồng sẽ càng nhỏ. Khi này bạn cần rải đều tầm 0,1 – 0,2 kg vôi trong hố trồng và cần tiến hành trộn đều hỗn hợp phân hữu cơ hay phân chuồng ủ hoai mục và cộng thêm là phân lân và vibasu để giúp phòng ngừa mối. Sau đó sẽ cho tất cả xuống hố rồi thực hiện nén thật chặt.

Sau đó người trồng cây sầu riêng Dona cần phải cào đất xung quanh để lấy đất lấp lên và tạo thành các mô cao hơn mặt đất khoảng từ 10 – 20cm. Bà con nông dân cần phải tưới đẫm nước cho hỗn hợp nhằm giúp hỗn hợp thủy phân nhanh hơn. Lưu ý, nên chuẩn bị hố trồng cây trước khi trồng ít nhất 15 ngày.

Đối với thời điểm thích hợp nhất để trồng sầu riêng Dona chính là đầu mùa mưa cho tới giữa mùa mưa, thời gian khoảng từ tháng 5 cho tới tháng 8.

Chuẩn bị về hố trồng sầu riêng Dona
Chuẩn bị về hố trồng sầu riêng Dona

Kỹ thuật trồng sầu riêng Dona

Sau khi đã thực hiện và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ như hố trồng, chuẩn bị cây giống thì bà con nông dân nên dùng dao để cắt bỏ phần đáy của bầu đất. Tiếp theo cần phải dùng đến kéo để cắt đứt phần rễ cây giống thừa quấn quanh phân đáy và tiếp tục đặt cây xuống lỗ sao cho ngay ngắn nhất.

Sau đó bà con sẽ cắt một đường dọc theo túi bầu cây giống và từ từ tháo túi đó ra sao cho đất ở trong bầu cây không bị vỡ ra.

Bà con đặt cây giống vào hố trồng cây và dùng tay lấp và nén nhẹ đất đến 2/3 chiều cao của bầu đất thì rải đều phân lân đã được nung chảy hoặc sử dụng phân super lân xung quanh. Bà con nông dân trồng sầu riêng Dona cần phải lấp đầy về lỗ rồi nén nhẹ sao cho đất vừa ngang được mặt bầu rồi tiến hành làm bồn xung quanh để có thể giữ nước được khi cần thiết.

Về vấn đề chắn gió, người trồng sầu riêng Dona cần phải cắm 1 cọc thẳng dọc theo phần thân chính ở giữa cây thẳng đứng nhằm mục đích là hạn chế gió có thể làm lung lay về gốc cây. Nếu như trường hợp chẳng may trời nắng quá thì người dân nên dùng các cành cây khác để có thể che sơ hướng nắng chiếu trực tiếp vào cây mới trồng.

Kỹ thuật trồng sầu riêng Dona đúng khoa học
Kỹ thuật trồng sầu riêng Dona đúng khoa học

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng Dona sau khi trồng

Cây sầu riêng Dona có đặc tính vượt trội về sức sống cũng như là năng suất và chất lượng trái. Tuy nhiên để giúp cho cây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất tối đa, nhằm hạn chế về tình trạng sâu bệnh thì bà con nông dân cần phải có cách chăm sóc sao cho đúng khoa học nhất.

Để cây sầu riêng Dona mang lại năng suất và chất lượng tốt nhất, bà con nên tham khảo về những đặc điểm cụ thể dưới đây.

Chắn gió và tưới nước thường xuyên cho cây sầu riêng Dona mới trồng

Đối với những cây mới trồng thường thì rất yếu. Do đó bà con nên cố định cây bằng cọc nhằm giúp cố định được gốc cây, không bị lung lay bởi gió hay những yếu tố xung quanh. Đồng thời bà con nông dân cũng nên thiết kế thêm một hệ thống tưới phun, mỗi cây con nên có 1 béc tưới riêng. Nếu khi trồng quan sát thấy đất kho thì cần phải tưới nước ngay để giữ ẩm cho cây.

Chắn gió và tưới nước thường xuyên cho cây sầu riêng Dona mới trồng
Chắn gió và tưới nước thường xuyên cho cây sầu riêng Dona mới trồng

Bón phân cho cây sầu riêng Dona

Phân bón chính là nguồn chất dinh dưỡng dồi dào không thể thiếu đối với việc trồng cây ăn trái nói chung và khi trồng sầu riêng Dona nói riêng. Bà con nông dân hãy sử dụng kết hợp phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi lượng để có thể bón cho cây. Theo như chia sẻ của những nhà vườn trồng sầu riêng Dona lâu năm, người trồng nên sử dụng nhiều phân hữu cơ khi bón cho cây và hạn chế về phân bón hóa học. Lúc này chất lượng cơm của trái sầu riêng sẽ tốt hơn và nó giúp cho tỷ lệ trái bị sượng cũng ít đi.

  • Đối với phân hữu cơ mỗi năm nên bón vào đầu mùa mưa. Nên dùng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục và với lượng phân bón rơi vào khoảng từ 5kg/gốc cho 1 năm tuổi. Sau 1 năm bà con nông dân có thể bón tăng thêm từ 5 – 10 kg.
  • Đối với phân đa lượng hay còn được gọi là phân hóa học: Sau khi trồng riêng Dona xong, bà con cần bón 10g phân NPK 16 – 16 – 8- 13S cho mỗi cây. Bón những lần tiếp theo và bón trong giai đoạn cây phát triển đặc biệt khi chuẩn bị ra đọt non. Bà con cũng nên chú ý tới đường kính của tán cây khi tăng lên gấp 2 lần thì cũng nên tăng lượng phân bón lên tới 2 lần.

Trong thời gian khoảng 2 năm đầu khi bón phân hóa học, bà con cũng nên pha phân vào nước để giúp cho việc tưới cây đạt hiệu quả sau. Khi cây phát triển ở những năm sau nên bón xung quanh tán cây và cần phải rải đều dưới tán, dùng cào trộn với đất mặt nếu như không mưa thì tưới nước nhẹ. Lưu ý, không nên sử dụng phân bón Kali để bón cho sầu riêng Dona bởi dùng loại phân này, khi ra trái thường sẽ bị sượng.

  • Đối với phân trung vi lượng, cây sầu riêng sẽ hấp thụ chủ yếu ở dưới dạng lỏng. Vì vậy bà con nên dùng phần trung vi lượng KPMGC cùng với vi lượng KP – COMBi để tưới vào bộ rễ mỗi khi cây chuẩn bị ra các đọt non. Phần trên lá, bà con nên sử dụng trung lượng KP – BOOSTER và phân vi lượng KP – COMBI để phun và kèm theo phun thuốc trừ sâu mỗi khi cây ra đọt non.

Sau năm năm cây sẽ phát triển tới thời kỳ kinh doanh và cho ra trái ổn định. Lúc này các nhà vườn sẽ sử dụng nhiều loại phân bón hóa học hơn nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cây. Cụ thể sau khi thu hoạch nên bón phân 20 – 20 – 15 và phân chuồng hoai mục cho cây. Trước khi cây ra hoa khoảng tầm từ 1 – 2 tháng bón khoảng 1 – 2kg phân 10 – 52 – 17 cho một cây. Khi cây đậu trái to bằng khoảng trái cam nên bổ sung thêm tầm khoảng 2 – 4 kg phân 20 – 20 – 15 và 9 tuần sau nếu khi đâu trái non thì bón thêm tầm 2 – 4 kg phân NPK 20 – 20 – 15 cho một cây.

Những nhà vườn nào nếu như có điều kiện nên lắp thêm một hệ thống tưới nhằm tiết kiệm và có thể bón phân hóa học thông qua đường ống cho cây sầu riêng Dona. Đối với hệ thống bón phân này sẽ giúp cho nông dân có thể giảm được tầm 85% công tưới và bón phân. Đồng thời việc làm này cũng hạn chế thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân của cây trồng. Điều này sẽ giúp làm cho rút ngắn được về thời gian cho trái, năng suất, chất lượng sầu riêng tăng cũng như tuổi thọ của cây cũng sẽ được kéo dài.

Tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng Dona

Đối với những câu sầu riêng Dona khi còn nhỏ chỉ nên để một cành và tỉa bỏ hết chồi gốc. Những cành đầu tiên nên để cách mặt đất khoảng thầm 40cm, sau đó sử dụng những cành nhỏ ở trên thân chính cách nhau tầm 8 – 10cm. Nếu như khi cây đạt chiều cao khoảng từ 3 – 4 mét, bà con nên tiến hành tỉa bỏ những cành mọc ra ở phía sát đất nhằm giúp cho cây thông thoáng và chỉ nên để 1 thân chính phát triển.

Bà con nông dân cũng nên lưu ý, trong quá trình trồng cũng sẽ có trường hợp cây phân bố cành không được đều, có thể thiếu 1 bên, khi cây cao khoảng tầm 1 mét thì có thể bấm ngọn để giúp cho cây nảy ra 1 thân khác nhằm thay thế. Lúc này cành cây sẽ phân bố được điều hơn.

Những cây sầu riêng Dona thường sẽ ra hoa khoảng 2 – 3 đợt, nhưng chỉ chọn một đợt chính để thu hoạch trái và những đợt còn lại đều bỏ hết để giúp cây có sức nuôi trái. Khi hoa nở tầm 20 – 30 ngày thì tỉa bỏ một nửa số hoa, hoa nở khoảng 35 – 42 ngày thì tiếp tục tải tiếp và chỉ nên để khoảng 200 – 300 trái/cây. Cuối cùng sau khi hoa nở khoảng 50 – 56 ngày thì tỉa tiếp và chỉ để số trái phù hợp với sức của cây là từ 60 cho tới 150 trái/cây.

Tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng Dona
Tỉa cành và tạo tán cho cây sầu riêng Dona

Đặc điểm sinh thái nổi bật của giống sầu riêng Dona da xanh

Sầu riêng Dona da xanh hay còn được gọi với tên gọi khác đó chính là sầu riêng da xanh. Đây được xem là một giống sầu riêng đã được lai tạo dựa vào phương pháp vô tính. Giống sầu riêng này có những đặc điểm sinh thái nổi bật mà bạn nên biết như;

+ Tốc độ phát triển của nó khá nhanh và thích ứng được với nhiều loại đất. Đặc biệt cây cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất khi được trồng trong khu vực đất đỏ Bazan màu mỡ và phù hợp với hệ sinh thái có khí hậu hai mùa, chẳng hạn như khu vực Tây Nguyên hay khu vực Đông Nam Bộ.

+ Quả sầu riêng Dona da xanh khi chín vẫn có thể giữ nguyên được màu xanh bắt mắt, có vỏ trơn bóng và bạn có thể nhìn thấy rõ được về các khía và chia múi. Cân nặng trung bình mỗi quả sẽ đạt từ 2 – 4kg.

+ Phần thịt sầu riêng da xanh đầy đặn, có màu vàng nhạt, mang hương thơm và hương vị béo vô cùng đặc trưng. Hạt tuy nhỏ nhưng không lép. Tỷ lệ thịt quả chiếm tới 36 – 40%. Quả sầu riêng có thể được bảo quản trong thời gian khá dài.

Sầu riêng Dona da xanh
Sầu riêng Dona da xanh

Như vậy trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan tới đặc điểm giống sầu riêng Dona và kỹ thuật, trồng, chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin hữu ích nhất và áp dụng vào việc trồng sầu riêng Dona cho năng suất và chất lượng cao.

TỚI NƠI BÁN

Xem thêm: