Bản tin Dak Lak

Tháp rau hữu cơ & toàn bộ kiến thức cần biết (Sổ tay)

Tháp rau hữu cơ là một giải pháp trồng rau hoàn toàn mới nhằm giúp tiết kiệm được không gian trồng trọt, tiết kiệm lượng nước tưới, nguồn dinh dưỡng cũng như công chăm sóc. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất về cách trồng rau này. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé.

Tháp rau hữu cơ là gì?

Tháp rau hữu cơ không phải là một sự phát minh vĩ đại bởi bản chất của nó là được tạo ra theo quy luật của tự nhiên và được thiết kế sao cho phù hợp nhất với đời sống của các khu đô thị đất chật người đông và luôn bận rộn.

Tháp hữu cơ là một hệ thống trồng trọt và ủ phân compost hữu cơ khép kín nhằm tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên ở bên trong của tháp và giúp tạo điều kiện cho cây cối phát triển nhanh hơn thông qua việc sử dụng nguồn dinh dưỡng được tạo từ rác nhà bếp. Trồng rau trên tháp hữu cơ sẽ ít sâu bệnh, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và giúp tạo ra các sản phẩm hữu cơ mang lại sức khỏe tốt đồng thời sẽ giúp làm giảm lượng rác thải sinh hoạt và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tháp rau hữu cơ là một phương pháp trồng trọt hoàn toàn mới
Tháp rau hữu cơ là một phương pháp trồng trọt hoàn toàn mới

Tháp rau hữu cơ được cấu tạo vô cùng đơn giản, bao gồm những bộ phận như:

+ Ống nạp các loại rác thải hữu cơ để làm phân bón cho tháp.

+ Diện tích của tháp lớn và chứa được nhiều đất gieo trồng.

+ Khoảng trống tháp lớn giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc gieo hạt giống và cây con.

+ Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa có độ bền cao và chịu được mọi điều kiện khắc nghiệt.

+ Vòng đệm ở bên trong của đáy tháp cho phép tháp xoay 360 độ.

+ Có ngăn kéo để thu bã mùn hữu cơ.

+ Phần chân đứng rộng rãi nhằm đảm bảo cho sự ổn định ngay cả trong điều kiện gió khắc nghiệt nhất.

Phần phía ngoài của tháp sẽ được đổ đất hữu cơ để trồng các loại rau. Phần lõi ở bên trong sẽ đóng vai trò như một cơ quan tiêu hóa mà tại đó sẽ chứa rác hữu cơ (bao gồm các loại rác thải tự nhiên như gốc rau, vỏ hoa quả, bã chè...) và chúng được phân hủy, được ăn bởi trùn quế và những loai vi sinh vật có lợi khác.

Nếu như bạn đang quá bận rộn để có thể tự làm thùng xốp trồng rau sạch thì tháp trồng rau hữu cơ sẽ là một giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Giúp bạn có thể vừa tiết kiệm được thời gian, vừa có rau sạch 100% và có thể đáp ứng được sở thích tự trồng rau mà mang đến tính thẩm mỹ cho vườn nhà bạn, tạo nên một mảng không gian xanh vô cùng đẹp.

Lợi ích của việc trồng rau hữu cơ trên tháp rau hữu cơ

Rau hữu cơ được trồng bằng phương pháp tiêu chuẩn của nền nông nghiệp hữu cơ. Tùy thuộc vào từng quốc gia và khu vực thì việc trồng rau hữu cơ sẽ có những tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau. Rau hữu cơ hay những sản phẩm hữu cơ khác đều được tạo ra nhằm hướng tới sự cân bằng về sinh thái và giúp bảo tồn đa dạng sinh học.

Khi sử dụng rau hữu cơ thì bạn sẽ không còn phải lo lắng tới bất kì một chất độc hại nào như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nhưng những chất kích thích sự sinh trưởng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng rau hữu cơ sạch sẽ được trồng và sản xuất hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. Đặc biệt với những loại rau được trồng trong tháp hữu cơ sẽ không có sự can thiệp của các chất độc hại như rau truyền thống.

Tháp rau hữu cơ giúp bạn có được nguồn rau sạch
Tháp rau hữu cơ giúp bạn có được nguồn rau sạch

Ưu điểm của việc sử dụng tháp trồng rau hữu cơ

Nhận thức được về những ưu điểm mà rau hữu cơ được trồng trong tháp rau hữu cơ mang lại thì các chuyên gia đã có nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều mô hình trồng rau thông minh. Tháp rau hữu cơ là một sản phẩm có mặt đầu tiên tại Mỹ. Tháp rau này cũng đã được thử nghiệm và mang đến hiệu quả vượt trội ở nước ta. Nó giúp cải thiện và khắc phục được rất tốt những nhược điểm mà mô hình trồng rau truyền thống mang lại.

Tháp rau hữu cơ sẽ giúp tiết kiệm được tối đa diện tích với thiết kế nhỏ gọn và giúp bạn có thể đặt nó vừa tại một không gian nhỏ hẹp. Mô hình trồng rau này phù hợp cho những gia đình có diện tích trồng rau khiêm tốn hay những gia đình sống tại các thành phố lớn.

Những tháp trồng rau hữu cơ này sẽ áp dụng công nghệ thổ canh, tận dụng rác hữu cơ từ sinh hoạt hàng ngày để làm dinh dưỡng cho cây. Do đó bạn sẽ không phải mất thời gian và mất công thay đất. Đồng thời tháp rau này cũng giúp cho bạn rất dễ chăm sóc và bất kì ai cũng có thể thực hiện được việc chăm sóc rau.

Theo như nghiên cứu thì việc trồng rau trong tháp cho năng suất khá cao. Bởi nó được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất trên một diện tích đất. Đây chính là một trong những ưu điểm lớn mà mô hình này mang đến. Đồng thời chúng ta có thể trồng được rất nhiều loại rau củ ở trên cùng một tháp và nó cho năng suất cao hơn so với phương pháp trồng rau truyền thống.

Trồng rau trong tháp hữu cơ cho năng suất cao
Trồng rau trong tháp hữu cơ cho năng suất cao

Một số mô hình tháp trồng rau hữu cơ tự làm tại nhà được ưa chuộng nhất hiện nay

Tùy thuộc vào từng vị trí không gian của mà bạn lựa chọn những mô hình tháp rau Eco. Dưới đây là một số mẫu tháp rau hữu cơ được nhiều người ưa chuộng nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tháp rau từ thùng nhựa

Đây được xem là một mô hình trồng rau sạch sử dụng rác ủ thành phân hữu cơ và được nhiều gia đình ưa chuộng bởi kích thước phù hợp cùng với đầu vào dễ kiếm.

Mô hình trồng rau này sẽ được tạo ra từ chính những chiếc thùng phuy nhựa đã rạch các mặt với mật độ hợp lý rồi uốn thành các mắt cố định cho phù hợp với từng loại rau. Ở phía giữa tháp sẽ là một ống trụ nhựa PVC lớn và có các lỗ nhỏ dọc thân để chứa các loại rác thải hữu cơ như bã chè, quả, bã cà phê và rau củ.

Lượng rác khi cho vào thùng sẽ được phân hủy dần dần và nó trở thành một nguồn chất dinh dưỡng tốt nhất dành cho cây trồng. Đồng thời với số lượng mắt nhiều thì mô hình trồng cây này sẽ giúp mang đến năng suất canh tác cao hơn và cho ra khối lượng sản phẩm lớn.

Tháp rau làm từ thùng nhựa đơn giản và dễ thực hiện
Tháp rau làm từ thùng nhựa đơn giản và dễ thực hiện

Tháp rau thẳng đứng

Đối với những gia đình nào có không gian nhà chật hẹp thì nên sử dụng mô hình tháp trồng rau này. Bởi nó sẽ giúp tiết kiệm không gian rất tốt bằng những khay trồng có thể xếp lên nhau.

Tháp được thiết kế thẳng đứng và chỉ cần có một mặt phẳng vững chắc để có thể làm điểm tựa. Số lượng của các khay trồng rau có thể thay đổi được và tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích của người dùng.

Mô hình này thường thích hợp nhất cho việc trồng các loại cây có lá hơn là những loại cây có củ và quả.

Tháp rau thẳng đứng giúp tiết kiệm diện tích
Tháp rau thẳng đứng giúp tiết kiệm diện tích

Tháp rau 6 cánh

Mô hình tháp rau thông minh này được tạo bên bởi các chậu cây khác nhau và được ghép lại với nhau theo hình cánh hoa và có 6 cánh riêng biệt. Bạn có thể sử dụng để trồng nhiều loại rau khác nhau.

Chiều cao khuyến khích khi sử dụng các chậu là tầm khoảng 25cm và nên chứa lượng đất khá lớn. Nó thích hợp cho việc trồng các loại củ như su hào, cà chua và cà rốt…

Tháp rau có hình kim tự tháp

Đây là một trong những mô hình trồng rau tại nhà nhằm mang đến hiệu quả cao cho người trồng. Mô hình này được thiết kế với phần dưới to và nhỏ dần khi lên trên. Do đó có thể đảm bảo được cho cây có đủ ánh sáng và dễ dàng tưới nước hơn. Đồng thời với thiết kế này sẽ giúp cho bạn có được những khoảng ô đất rất rộng để có thể trồng rau và đồng thời tiện cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.

Với tháp trồng rau này bạn có thể trồng được rất nhiều loại rau khác nhau và rất thích hợp cho việc trồng rau ăn lá.

Điểm khác biệt của tháp rau hữu cơ thông minh so với các mô hình khác

Bên cạnh những mô hình trồng rau hữu cơ tự làm tại nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu trên thì hiện nay trên thị trường đã có mẫu tháp rau hữu cơ thông minh. Mô hình tháp rau eco này đã loại bỏ hầu hết những nhược điểm của các mô hình khác và đi kèm là những tính năng và thiết kế vô cùng hiệu quả.

Điểm khác biệt mà một tháp rau hữu cơ thông minh mang đến so với những mô hình khác đó là:

+ Sản phẩm được thiết kế thon gọn và không chiếm diện tích lớn.

+ Quy trình xử lý rác thải khép kín, có trang bị thêm khay chứa dịch trùn quế đựng ở đáy tháp và giúp đảm bảo được sự sạch sẽ và tuần hoàn khép kín.

+ Thiết kế có nhiều hốc nhỏ giúp cho đất không bị nén chặt trong quá trình sử dụng. Nếu như chúng ta cung cấp lượng nước tưới thì sẽ ít gây ra tình trạng bị bay hơi và làm khô đất.

+ Giúp cho người dân tốn ít công chăm sóc hơn bởi khả năng giữ nhiệt của nước lâu hơn nhờ vào những cấu tạo cũng như các vòng tuần hoàn.

+ Tháp rau hữu cơ có thể xoay được 360 độ nên sẽ có khả năng linh động hơn trong việc đón năng.

+ Chất liệu cao cấp đẹp và mang đến độ bền cao hơn so với nhiều dụng cụ khác.

+ Năng suất trồng rau cao, rau quả to hơn và giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo chuẩn hữu cơ nhà trồng.

Sản phẩm được thiết kế không cồng kềnh, với đường kính chỉ tầm 55cm cùng với diện tích đất trồng lớn với tổng 54 hốc trồng và tương đương với lương đất là 120kg. Đất được sử dụng để trồng sẽ không bị nóng và quá chặt nhằm giúp tối ưu hơn rất nhiều so với những phương pháp trồng rau truyền thống.

Đặc biệt phần lõi của tháp trồng rau thông minh còn được thiết kế như một nhà máy sản xuất phân bón tự động. Tại đây những loại rác thải hữu cơ như vỏ hoa quả, rau thừa, bã chè, bã cà phê chính là nguồn nguyên liệu sản xuất phân trùn quế. Nước phân được hứng trực tiếp ở khay dưới đáy sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt dùng để tưới ngược lên trên của đỉnh tháp. Việc tưới này sẽ giúp tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín giống như một hệ thống rừng nguyên sinh trong tự nhiên. Lúc này rau sẽ được phát triển với chất lượng tốt nhất.

Tháp rau thông minh khắc phục mọi hạn chế so với mô hình truyền thống
Tháp rau thông minh khắc phục mọi hạn chế so với mô hình truyền thống

Cách lắp tháp rau hữu thông minh đúng kỹ thuật

Sau khi mua tháp rau hữu cơ về thì bạn cần phải lắp ráp và sử dụng tháp sao cho phù hợp nhất. Các bộ phận của tháp rau hữu cơ sẽ bao gồm tầng thân tháp, khay chắn rác, ngăn đựng dịch trà trùn, nắp lõi vi sinh, đáy tháp chuyển động quay, chân tháp, dây thít và lõi vi sinh.

Để có thể sử dụng được thì trước tiên bạn cần phải lắp ráp các bộ phận của tháp rau lại với nhau. Cách thực hiện khá là đơn giản.

  • Bước 1: Đút từng chân tháp vào các khe ở đáy tháp và đưa các viên bi vào vòng.
  • Bước 2: Đút ngăn đựng trà trùn vào phần khe ở đáy tháp.
  • Bước 3; Đút khay chắn rác vào phía trên của ngăn đựng trà trùn.
  • Bước 4: Chọn một vị trí cố định để đặt tháp. Bạn nên sử dụng vị trí mặt đất bằng phẳng, cách tường hoặc lan can ít nhất tầm 20cm. Nên chọn những nơi có nguồn ánh sáng trực tiếp tối thiểu 4 – 6 giờ/ ngày. Nếu như lan can cao che sáng thì bạn nên kê tháp lên một kệ sắt để cây có thể hứng được đầy đủ nguồn ánh sáng.
  • Bước 5: Sử dụng tầng lõi vi sinh và đặt nó vào điểm chính giữa của đáy tháp. Bạn cần phải chú ý đặt lõi vi sinh sao cho không có lỗ ở trên cùng.
  • Bước 6: Đặt tầng thân tháp.
  • Bước 7: Sử dụng thêm 1 lõi vi sinh rồi đặt lên phần lõi đã lắp trước đó. Bạn cứ lặp lại cho đến khi nào hết.
  • Bước 8: Đóng lắp của tầng lõi vi sinh ở vị trí trên cùng. Khi nào bạn bỏ rác hữu cơ vào trong lõi thì sẽ phải mở nắp ra.
  • Bước 9: Sử dụng dây để cố định phần lõi vi sinh với phần thân tháp lại với nhau. Bạn sẽ thắt dây từ từ và đều tay sao cho các dây thít để các lõi vi sinh được thẳng hàng nhất.
Lắp đặt tháp rau hữu cơ đơn giản, dễ dàng
Lắp đặt tháp rau hữu cơ đơn giản, dễ dàng

Lưu ý khi sử dụng bỏ đất vào lõi thì bạn loại bỏ những loại rác như gốc rau, củ (băm nhỏ), bã chè, bã cafe, những cành hoa, lá cây vỏ trứng... Lưu ý nếu như bỏ những loại vỏ của các quả có nhiều tinh dầu như bưởi, quýt, cam thì bạn cần hạn chế bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến trùn quế. Đối với những loại rác như cơm thừa, thức ăn mặn thì bạn nên hạn chế cho vào lõi vì nó dễ gây ra tình trạng ròi, vi khuẩn trong lõi. Lúc này nếu như sử dụng để trồng cây thì thường sẽ làm giảm năng suất và cây bị sâu bệnh nhiều.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm một số loại giá thể khác như xơ dừa, vỏ lạc, vỏ trấu, rơm, rạ, giấy vụn cùng với rác nhà bếp theo tỉ lệ 1:2.

Giá tháp rau hữu cơ là bao nhiêu? Có đắt không?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp tháp rau hữu cơ. Tùy thuộc vào từng đặc điểm, chiều cao của tháp và từng nơi cung cấp thì sản phẩm sẽ có mức giá khác nhau. Nhìn chung những tháp hữu cơ sẽ có giá trên một triệu đồng. Nếu như bạn muốn mua trọn combo của 1 tháp với đầy đủ từ tháp, trùn quế, hạt giống, đất và phân bón thì sẽ có mức giá cao hơn một chút.

Tuy nhiên theo những người đã sử dụng sản phẩm thì họ nhận thấy rằng lợi ích mà họ nhận được từ các tháp rau hữu cơ sẽ cao hơn so với giá tiền phải bỏ ra. Chỉ mất hơn một triệu đồng nhưng bạn có thể sử dụng để trồng rau trồng một khoảng thời gian dài với nhiều loại rau khác nhau. Từ đó bạn có thể tự tay trồng được những cây rau xanh tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe tốt cho mọi thành viên trong gia đình.

Tuổi thọ của những tháp rau hữu cơ sẽ được các nhà sản xuất đảm bảo ít nhất tầm 5 – 7 năm. Nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm lâu năm vẫn chưa hề có những thắc mắc, cũng như phần nào về chất lượng của sản phẩm. Hầu hết mọi người tiêu dùng đều cảm thấy vô cùng hài lòng về kết quả mà sản phẩm mang lại.

Hiện tại thì phía nhà sản xuất không có giấy bảo hành chính thức dành cho sản phẩm tháp rau hữu cơ. Tuy nhiên phần đa các địa chỉ cung cấp sản phẩm sẽ hỗ trợ đổi trả nếu như hàng bị lỗi hay gặp các vấn đề phát sinh về chất lượng của sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Khi nhận hàng bạn sẽ được kiểm tra hàng thoải mái rồi mới thanh toán. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

Đối với những ai không rành về việc làm viền hay những hộ gia đình nào có diện tích trồng rau hẹp thì chắc chắn tháp rau hữu cơ sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho mọi người.

Tháp rau có mức giá phải chăng phù hợp với mọi gia đình
Tháp rau có mức giá phải chăng phù hợp với mọi gia đình

Kỹ thuật trồng rau trên tháp rau hữu cơ

Về nguyên lý hoạt động thì tháp rau hoàn toàn không cần phải cải tạo. Tuy nhiên trong quá trình trồng rau thì người trồng đều mong muốn rau phát triển nhanh và xanh tốt. Do đó để có thể trồng rau trên tháp hữu cơ được đạt năng suất cao nhất thì bạn không nên bỏ qua những kĩ thuật, kinh nghiệm trồng rau hữu cơ dưới đây.

  • Kỹ thuật 1: Sử dụng đa dạng các loại rác của rau củ quả vào lõi tháp (vỏ chuối, vỏ dứa, gốc rau các loại, vỏ táo, bã chè và hạn chế cho vỏ quả những loại quả có nhiều tinh dầu như cam, chanh, bưởi). Việc sử dụng nhiều nguồn rác này sẽ giúp cho đất đa dạng được chất dinh dưỡng và cân bằng hơn và tăng khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt hơn.
  • Kỹ thuật 2: Bổ sung nấm đối kháng theo định kỳ khoảng 3 tháng/lần. Loại nấm trichoderma này sẽ giúp bảo vệ cho rễ và ngăn ngừa các loại nấm mốc có thể gây hại cho bộ rễ và cho gốc cây, giúp tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với những loại nấm khác.
  • Kỹ thuật 3: Sử dụng chế phẩm vi sinh EM hoặc những loại chế phẩm vi sinh khác để bổ sung thêm vi sinh cho đất. bạn có thể phun định kỳ khoảng 2 tháng/lần để làm giúp cân bằng được lượng vi sinh trong đất tốt hơn. Loại vi sinh này sẽ có tác dụng giúp đối kháng lại những loại virus gây bệnh trong đất.
  • Kỹ thuật 4: Cải tạo đất bằng bã đậu cho vào lõi tháp và mỗi tháng có thể cho từ 2 – 3 kg bã đậu/1 tháp. Bạn cũng không nên cho quá vì nó có thể gây nấm mốc độc hại cho tháp. Đối với những loại bã đậu hoai mục sẽ chảy nước xuống khay đựng dịch trà trùn quế để ủ phân vi sinh. Còn phần thức ăn còn lại sẽ là nguồn thức ăn ưa thích của trùn quế. Nước dịch trùn có bã đậu sẽ giúp tưới rau nhanh tốt, nhanh khỏe, xanh và giúp kháng bệnh được tốt hơn.
  • Kỹ thuật 5: Tiến hành ngâm enzyme. Bạn có thể sử dụng vỏ hoa quả như cam, bưởi, dứa và mật mía ngâm trong vòng 30 – 40 ngày. Tuần đầu tiên thì để nguyên, qua tuần thứ 2 mỗi ngày sẽ đảo đều 1 lần rồi lại bịt kín miệng lại cho đến khi enzyme có mùi thơm lừng là có thể dùng được. Pha enzyme với nước sạch và phun cho rau sẽ giúp cho rau khỏe mạnh, hấp thu được chất dinh dưỡng tốt. Khi ăn sẽ giúp cho rau ngọt hơn, thơm hơn và đảm bảo an toàn hơn.
Ngâm enzyme để phun cho rau
Ngâm enzyme để phun cho rau
  • Kỹ thuật 6: Thi khoảng lấy cào hay một cây xẻng nhỏ để đảo lại đất tại các hốc của tháp để giúp không khí được thông suốt hơn. Lúc này sẽ giúp cho rau tốt đều trên các tầng tháp. Đồng thời đây cũng chính là một nguyên lý giúp khắc phục việc các cây rau ở tầng trên tốt hơn các cây rau tại tầng dưới.

Một số lưu ý khi sử dụng tháp rau hữu cơ

Khi sử dụng tháp rau hữu cơ, để mang đến một kết quả tốt nhất và năng suất cao nhất thì các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sử dụng tháp rau hữu cơ sau:

+ Nên ươm hạt giống trong khay trước khi trồng để giúp cho cây có thể phát triển thành cây nhỏ và sau đó đưa vào tháp sẽ giúp phát triển tốt hơn.

+ Tại vị trí của đình tháp thì bạn nên trồng những loại cây rau có kích thước lớn.

+ Các loại cây dây leo nên đặt tại vị trí dưới cùng để giúp có một khoảng không gian đất tốt hơn.

+ Phân bổ cây trồng trên tháp sao cho phù hợp với kích thước của cây khi lớn lên.

+ Trộn thêm các loại phân hữu cơ vi sinh vào đất để giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Việc chăm sóc đất này sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nào có thể lây nhiễm vào rễ rau của bạn. Bạn hãy thay thế thuốc trừ sâu bằng cách chọn những sản phẩm hữu cơ để có thể đảm bảo an toàn và chất lượng của rau quả.

+ Lưu ý trong quá trình bỏ rác thì hạn chế bỏ vỏ của những loại quả có tinh dầu nhiều như cam, quýt. Tuyệt đối không bỏ rác là thịt cá, cơm nguội vào lõi. Chỉ bỏ rác hữu cơ như các loại rau, hoa quả, bã chè, cafe là tốt nhất.

+ Bố trí và phân bổ các loại cây chiếm nhiều không gian và ít không gian sao cho phù hợp nhất.

+ Kiểm tra phần khay đựng dịch trà trùn. Tầm thoảng 2 ngày lấy ra và tưới lại đỉnh tháp.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin có liên quan đến tháp rau hữu cơ. Nếu như bạn đang có ý định sử dụng mô hình này trong việc trồng rau tại nhà thì đừng bỏ qua những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhé. Chắc chắn nó sẽ mang đến các thông tin hữu ích nhất giúp cho việc trồng rau hữu cơ của bạn thêm dễ dàng hơn. Chúc bạn có thể tự trồng được những vườn rau sạch và tươi tốt nhất.

Xem thêm: