Bản tin Dak Lak

Tiêu chết hàng loạt, người dân điêu đứng

Dạo gần đây, vườn tiêu của bà con huyện Cư M’gar bỗng héo khô và chết hàng loạt. Người dân quanh năm chỉ biết trồng tiêu và trông chờ vào tiêu, nay cảm thấy điêu đứng và lâm vào cảnh nợ nần.

Tiêu chết: Chuyện không của riêng ai

Theo khảo sát cho thấy, trên địa bàn huyện Cư M’gar, rất nhiều gia đình có vườn hồ tiêu bỗng dưng chết hàng loạt. Đó là gia đình ông Đoàn Văn Liêm, anh Nguyễn Ngọc Chất, ông Đoàn Văn Nhở, Đoàn Nghệ Thuật, Hồ Văn Trên, Hồ Văn Phương, Nguyễn Văn Mâu, Lê Đình Dương... Chuyện tiêu chết không phải là chuyện riêng của nhà nào, mà xảy ra ở hầu hết các gia đình trồng tiêu trên địa bàn huyện.

Vườn tiêu ngã bệnh rồi chết hàng loạt

Vườn tiêu ngã bệnh rồi chết hàng loạt

Thống kê cho biết, huyện Cư M’gar có khoảng 100ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết, tập trung ở các xã Ea M’nang, Ea M’roh, Cư M’gar, Cư Dliê Mnông, Quảng Tiến, thị trấn Quảng Phú, Ea Pốk... Dự báo trong thời gian tới, diện tích tiêu nhiễm bệnh sẽ có tăng lên.

Biểu hiện của tiêu nhiễm bệnh đó là lá xoăn, vàng, sau đó rụng lá dần, cây còi cọc và chết. Mặc dù trước đó, các ngành chức năng và nhà khoa học đã đến tìm hiểu nguyên nhân, bắt bệnh, cứu cây tiêu nhưng diện tích tiêu chết vẫn không giảm.

Theo đó, nguyên nhân tiêu chết hàng loạt được dự đoán là do trước khi mở rộng diện tích trồng tiêu, người dân chưa chú trọng đến việc cải tạo đất, xử lý mầm bệnh, hoặc trồng tiêu ở những vùng đất không phù hợp, bón phân hóa học với liều lượng cao.

Người dân lâm vào cảnh nợ nần

Thời gian này, bà con trồng tiêu huyện Cư M’gar giống như đang ngồi trên đống lửa khi chứng kiến tiêu chết mà “lực bất tòng tâm”. Tiêu chết nghĩa là nguồn thu nhập chính, nguồn thu nhập duy nhất của gia đình cũng biến mất.

Nợ nần vì tiêu rớt giá và chết

Nợ nần vì tiêu rớt giá và chết

Ông Đoàn Văn Liêm, ngụ thôn 6, xã Cư M’gar cho biết, trước đây gia đình ông đầu tư hơn 300 triệu đồng để chăm sóc vườn tiêu gần 1 ha. Không chỉ ông mà còn nhiều gia đình khác, khi thấy tiêu được giá nên thi đua nhau trồng. Nhiều nhà cắm sổ đỏ vay ốn ngân hàng, người vay vài triệu nhưng cũng có người vay đến vài tỷ đồng. Giờ tiêu rớt giá, đặc biệt là tiêu chết hàng loạt, người dân chỉ còn nước rơi vào nợ nần.

Tương tự với ông Liêm, anh Nguyễn Ngọc Chất, ngụ tại thôn 6, xã Cư M’gar cũng cho biết, trước đây gia đình anh trồng cà phê, nhưng khi thấy tiêu được giá nên chuyển sang trồng tiêu ở mọi diện tích. Gia đình anh vay mượn hàng trăm triệu đồng để mua giống, mua trụ và phân bón. Kết quả là chưa kịp hưởng thành quả, tiêu đã chết ngay sau đó 2 năm.

Trước tình trạng tiêu chết hàng loạt, ông Phạm Quang Mười, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Huyện đã cử người xuống để hướng dẫn kỹ thuật, cải tạo đất, phòng trừ dịch bệnh; đồng thời khuyến khích người dân trồng xen cây ăn quả trong vườn tiêu để giảm thiểu rủi ro nếu giá tiêu xuống thấp. Tuy nhiên, việc làm này chỉ giúp ích cho những vườn tiêu còn sống, còn những vườn tiêu đã chết mọi biện pháp bây giờ đưa ra đã quá muộn màng.

>>> Xem thêm: