Bản tin Dak Lak

Tất tần tật về luật cưỡng chế thu hồi đất (Mới nhất)

Cưỡng chế thu hồi đất chính là biện pháp cuối cùng mà Nhà Nước áp dụng khi người dân không chấp hành quyết định thu hồi đất. Để tìm hiểu hơn về vấn này cũng như những thông tin liên quan mời các bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phương án cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Trong quy định của Luật đất đai thì kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất chính là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người nông dân cần phải thực hiện quyết định thu hồi. Phương án này sẽ được thực hiện khi các cơ quan nhà nước đã có sự thuyết phục và thỏa thuận đối với người có đất bị thu hồi nhưng không đạt được kết quả, người có đất bị thu hồi không chấp nhận thực hiện.

Bởi biện pháp này có tính chất nhạy cảm nên pháp luật cần phải quy định cụ thể để cho cơ quan có thẩm quyền không được tùy tiện lạm dụng về biện pháp cưỡng chế và thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi.

Đây là biện pháp bắt buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi
Đây là biện pháp bắt buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Một trong những bước của trình tự thủ tục thu hồi đất đó là sau khi đã có quyết định thu hồi đất từ phía Ủy ban nhân dân thuộc cấp có thẩm quyền, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cần phải có trách nhiệm phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến. Các cấp ủy ban nhân dân xã sẽ niêm yết công khai quyết định phê duyệt về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Khi đó sẽ gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tới từng người có đất thu hồi.

Sau đó thì sẽ tổ chức thực hiện về việc bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư dựa theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trường hợp người có đất bị thu hồi không thực hiện theo quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền mà không đồng ý thu hồi đất và không bố trí theo phương án bồi thường, hỗ trợ cho việc tái định cư đã được phía UBND xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi mà đã có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động và thuyết phục nhằm để người có đất thu hồi thực hiện. Đối với những trường hợp nào vận động thuyết phục nhưng vẫn không được thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thành lập về ban thực hiện cưỡng chế.

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là quyết định cuối cùng
Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là quyết định cuối cùng

Như vậy quyết định cưỡng chế thu hồi đất chính là một quyết định cuối cùng và buộc người bị thu hồi đất cần phải thực hiện việc giao đất và cần phải chấp nhận phương án bồi thường, tái định cư đã được đưa ra quyết định.


Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất bao gồm nội dung chính như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ......., ngày..... tháng .....năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cưỡng chế thu hồi đất

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN ….

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày...tháng …năm ….;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

Căn cứ Quyết định số ……….. ngày … tháng … năm của Ủy ban nhân dân ………về việc thu hồi đất………..;

Xét đề nghị của Sở (Phòng) Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số ……… ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với ……………….…đang sử dụng thửa đất số ..., thuộc tờ bản đồ số ...... tại xã………................................do ...........................................………………… địa chỉ …………..……………………………………………….

Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày …..tháng ……năm….đến ngày …..tháng…….năm ……………………….

Điều 2.

  1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …. tháng….. năm…
  2. Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. có trách nhiệm giao quyết định này cho……..và niêm yết công khai quyết định này tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn…., địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư ………..
  3. Giao 1 …………… triển khai thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
  4. Kinh phí phục vụ thực hiện cưỡng chế:…………………………………

…………………………………………………………………….

  1. Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ….; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các đơn vị có liên quan; 2 ………. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Khoản 5 Điều 2;

- Thanh tra huyện, VKSND, CA huyện…

- Sở TN&MT …… (để b/c);

- Lưu: …..

--------------------------------

1 Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ

2 Ghi rõ tên người sử dụng đất

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Quy định về cưỡng chế thu hồi đất

Theo như quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 về cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện nếu như có đầy đủ những điều kiện sau:

+ Người có đất thu hồi và không chấp hành quyết định về việc thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi mà có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động và thuyết phục.

+ Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết và công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi mà có đất thu hồi.

+ Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.

+ Đối với trường hợp người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thì cần thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

+ Trường hợp nếu như người bị cưỡng chế từ chối và không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì phía Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành lập biên bản.

Quy định cưỡng chế thu hồi đất với những trường hợp cụ thể
Quy định cưỡng chế thu hồi đất với những trường hợp cụ thể

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất

Về nguyên tắc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất tương tự như nguyên tắc về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm điểm đếm bắt buộc và đã được qu định tại khoản 1 Điều 70 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất sẽ được quy định như sau:

+ Đối với việc cưỡng chế cần phải được tiến hành một cách công khai, dân chủ, khách quan và phải đảm bảo về trật tự, an toàn, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

+ Thời điểm khi bắt đầu việc tiến hành cưỡng chế phải được thực hiện trong giờ hành chính.

Như vậy đối với người sử dụng đất có thể căn cứ vào nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất đã được đưa ra ở phía trên để có thể thực hiện được việc khiếu nại đến phía chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu như bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Đối với những trường cưỡng chế vi phạm si pháp luật cần phải buộc dừng hình thức cưỡng chế thu hồi đất lại.

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất dựa trên đúng đối tượng và thời điểm

Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất dựa trên đúng đối tượng và thời điểm

Thông báo cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp nào?

Người sử dụng đất sẽ thực hiện về quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất và được nhà nước bảo hộ nếu như người khác xâm phạm đến quyền và những lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Nhà nước quyết định thu hồi đất của những người sử dụng đất phải thuộc vào một trong những trường hợp đã có quy định cụ thể như sau:

+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển về kinh tế - xã hội đảm bảo lợi ích quốc gia, công cộng.

+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất dựa theo quy định của pháp luật, tự nguyện trả lại đất và có nguy cơ bị đe dọa tới tính mạng con người.

Đối với người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ giao đất lại cho nhà nước khi có quyết định thu hồi. Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành theo đúng quy định của pháp luật đối với việc giao lại đất thì nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.

Một số trường hợp thu hồi đất
Một số trường hợp thu hồi đất

Thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất

Theo như quy định tại khoản 3 của Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 17 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, các cơ quan nhà nước khi tham gia vào thực hiện cưỡng chế thu hồi đất sẽ bao gồm:

+ Cơ quan ban hành những quyết định và tổ chức để thực hiện quyết định bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.

+ Cơ quan thực hiện về thủ tục cưỡng chế bao gồm Cơ quan Tài nguyên và Môi trường.

+ Cơ quan thực hiện cưỡng chế sẽ bao gồm ban cưỡng chế với các thành phần cơ bản như:

- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện đóng vai trò là trưởng ban.

- Các thành viên sẽ bao gồm đại diện của cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, cơ quan thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện, mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, tổ chức làm nhiệm vụ về bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà có đất và một số thành viên khác do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định.

+ Cơ quan bảo vệ quá trình thực hiện cưỡng chế sẽ bao gồm lực lượng công an.

+ Các cơ quan, tổ chức có liên quan tới việc thực hiện cưỡng chế sẽ bao gồm ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất
Thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất

Quy trình cưỡng chế thu hồi đất

Theo như quy định tại Khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai năm 2013 thì trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Thành lập ra ban thực hiện cưỡng chế

Trước khi tiến hành về việc cưỡng chế thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định về việc thành lập ban thực hiện cưỡng chế và bao gồm các thành phần như:

+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch ở ủy ban nhân dân cấp huyện với vị trí là trưởng ban.

Ban thành viên sẽ bao gồm những đại diện như:

+ Đại diện về phía các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện.

+ Ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã.

+ Tổ chức làm nhiệm vụ trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà có đất và một số thành viên khác do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định.

Với ban thực hiện cưỡng chế sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc như:

+ Chủ trì, lập phương án cưỡng chế và dự đoán về kinh phí hoạt động cưỡng chế và trình Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.

+ Bàn giao lại đất cho tổ chức làm nhiệm vụ và giải phóng mặt bằng.

+ Trong trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì ban thực hiện cưỡng chế cũng phải có trách nhiệm bảo quản. Lưu ý rằng chi phí bảo quản tài sản phải do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.

Bước 2: Vận động, thuyết phục và đối thoại

Đây là một bước quan trọng trong thủ tục cưỡng chế thu hồi đất. Nếu như người bị cưỡng chế chấp hành thì sẽ lập biên bản và ghi nhận sự chấp hành. Lúc này việc bàn giao đất sẽ được thực hiện với thời gian chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày đã lập biên bản.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành theo quyết định cưỡng chế thu hồi đất thì ban thực hiện cưỡng chế sẽ bắt buộc tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế

Đối với những trường hợp người bị cưỡng chế nhưng không chấp hành về quyết định cưỡng chế thu hồi đất thì ban thực hiện cưỡng chế bắt buộc phải tổ chức thực hiện cưỡng chế thông qua những nội dung cơ bản như:

+ Ban thực hiện cưỡng chế sẽ có quyền buộc người bị cưỡng chế hay những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, cần tự chuyển tài sản của mình ra khỏi khu đất cưỡng chế.

+ Nếu như người bị cưỡng chế không thực hiện thì phía ban thực hiện cưỡng chế sẽ có trách nhiệm phải di chuyển người bị cưỡng chế và những người có liên quan cùng với tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Đối với trường hợp người bị cưỡng chế từ chối về việc nhận tài sản thì ban thực hiện cưỡng chế cũng cần phải lập biên bản và tổ chức thực hiện vấn đề bảo quản tài sản theo đúng như quy định của pháp luật và cần phải có thông báo tới cho người có tài sản đến nhận lại tài sản.

Quy trình cưỡng chế thu hồi đất
Quy trình cưỡng chế thu hồi đất

Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Mỗi cá nhân tổ chức cần phải thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyết định có liên quan tới cưỡng chế thu hồi đất. Cụ thể như sau:

+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện cần phải chịu trách nhiệm đối với việc tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết những khiếu nại có liên quan tới việc cưỡng chế theo như quy định của pháp luật về khiếu nại, thực hiện các phương án tái định cư trước khi thực hiện việc cưỡng chế nhằm đảm bảo điều kiện, các phương tiện cần thiết nhằm phục vụ cho việc cưỡng chế, bố trí kinh phí cưỡng chế về thu hồi đất.

+ Đối với ban thực hiện cưỡng chế sẽ có trách nhiệm chủ trì trong việc lập phương án cưỡng chế cũng như dự đoán về kinh phí cho hoạt động cưỡng chế. Sau đó sẽ trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện cưỡng chế dựa theo đúng phương án đã được phê duyệt, bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ về bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Những trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì ban thực hiện cưỡng chế phải có trách nhiệm bảo quản về tài sản, chi phí bảo quản về tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán.

+ Lực lượng công an sẽ có trách nhiệm trong việc bảo vệ trật tự và an toàn trong quá trình tổ chức, thi hành và quyết định về cưỡng chế thu hồi đất.

+ Đối với ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan hay đơn vị có liên quan và tổ chức về thực hiện việc giao, cũng như là niêm yết và công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tham gia vào việc thực hiện cưỡng chế, phối hợp cùng với tổ chức làm về nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong và di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất.

+ Cơ quan, tổ chức hay những cá nhân khác sẽ có trách nhiệm liên quan phối hợp cùng với ban thực hiện cưỡng chế để thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi ban thực hiện cưỡng chế có các yêu cầu.

Thực hiện tốt trách nhiệm trong việc cưỡng chế thu hồi đất
Thực hiện tốt trách nhiệm trong việc cưỡng chế thu hồi đất

Hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất là một biện pháp mang tính chất cứng rắn và nó được áp dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay là không.

Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khác nhau và trong những trường hợp cần thiết, bằng quyền lực của mình thì phía cơ quan nhà nước vẫn phải thực thi việc cưỡng chế đối với những người có đất bị thu hồi.

Tuy nhiên để cho quyết định cưỡng chế sẽ không rơi vào tình trạng lạm quyền, độc quyền của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền và đảm bảo cho quyền lợi của người dân không bị xâm hại thì việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ được đặt ra trong một số trường hợp nhất định, khi đã có đủ cơ sở, căn cứ để thực hiện.

Theo như thông tư số 30/201/TT-BTNMT đã quy định đối với hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất đã quy định rõ ràng.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Đối với hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và ban hành quyết định thu hồi đất sẽ bao gồm có những loại giấy tờ cụ thể như sau:

+ Thông báo về việc thu hồi đất.

+ Dự thảo về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định, bản tổng hợp những ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi.

+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác có gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất đã được quy định tại điều 100 của Luật Đất đai và điều 18 của nghị định số 43/2014/NĐ-CP ( nếu có).

+ Trích lục bản đồ địa chính đối với thửa đất bị thu hồi hoặc trích lục đo địa chính thửa đất( Trích lục này đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo về thu hồi đất).

+ Tờ trình mẫu kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành về quyết định cưỡng chế thu hồi đất do phòng Tài nguyên và Môi Trường lập sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

+ Quyết định về việc thu hồi đất.

+ Văn bản về việc đề nghị cưỡng chế thu hồi đất của tổ chức làm nhiệm vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

+ Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi đất của tổ chức làm về nhiệm vụ bồi thường hay giải phóng mặt bằng.

+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi về quá trình vận động và thuyết phục người có đất thu hồi dựa theo quy định nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng.

+ Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo mẫu

Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất sẽ giúp đảm bảo cho quá trình thu hồi đất sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng, mang tính chất công khai và minh bạch để đảm bảo quyền lợi của nhà nước nói chung cũng như đảm bảo cho lợi ích của các cá nhân, tổ chức bị thu hồi.

Biên bản cưỡng chế thu hồi đất

Trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất thì có những loại biên bản nào cần phải lập và biểu mẫu biên bản sẽ được quy định như thế nào là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi sẽ giới thiệu đến với các bạn 3 loại biên bản cưỡng chế thu hồi đất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Biên bản giao quyết định cưỡng chế

Theo như quy định tại Khoản 2 của Điều 71 Luật đất đai năm 2013 thì biên bản đầu tiên trong cưỡng chế thu hồi đất sẽ là biên bản giao quyết định cưỡng chế và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã lập ra. Biên bản này lập ra trong trường hợp người bị cưỡng chế đã từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc đã vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế.


Đối với biên bản này sẽ có mẫu biên bản cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

——-

Số:…./BB-KNQĐ

BIÊN BẢN

Về việc <cá nhân/tổ chức> không nhận quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Hôm nay, ngày…./…./…….., tại ………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

  1. Người giao quyết định cưỡng chế thu hồi đất:

Họ và tên: ………………………………………………. Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

  1. Với sự chứng kiến của:

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

  1. Với sự chứng kiến của:

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………………

Tiến hành lập biên bản về việc <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây không nhận quyết định cưỡng chế thu hồi đất

<Họ và tên>: …………………………………………. Giới tính: ……………………………….

Ngàytháng, năm sinh:…./…./…….. ……………. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………….; ngày cấp:…./…./……..;

nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………………

là <cá nhân/tổ chức> có tên trong Quyết định thu hồi đất số…./QĐ-UBND ngày…./…./…….. của UBND huyện….để chấp hành, nhưng ông (bà) không nhận quyết định cưỡng chế.

Lý do không nhận quyết định cưỡng chế: Có mặt tại nơi giao nhận quyết định nhưng cố tình không nhận hoặc không có mặt khi giao nhận quyết định.

Biên bản này gồm…. tờ, được lập thành…. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) là người có tên trong quyết định cưỡng chế thu hồi đất 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

NGƯỜI LÀM CHỨNG

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)


Biên bản ghi nhận sự chấp hành

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai năm 2018 thì trước khi tiến hành việc cưỡng chế thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có quyết định thành lập về ban thực hiện cưỡng chế. Đối với ban thực hiện cưỡng chế sẽ có trách nhiệm về vận động, thuyết phục và đối thoại đối với người cưỡng chế. Nếu như trong trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành thì ban thực hiện cưỡng chế sẽ tiến hành lập biên bản ghi nhận về sự chấp hành. Việc bàn giao đất sẽ được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Như vậy đối với biên bản thứ 2 trong cưỡng chế thu hồi đất chính là biên bản ghi nhận sự chấp hành của người bị cưỡng chế và bên cơ quan lập biên bản sẽ là ban cưỡng chế thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập. Mẫu biên bản thứ hai sẽ được quy định như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

UBND HUYỆN…

BAN CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

——-

Số:…./BB-BBC

BIÊN BẢN

Ghi nhận sự chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Hôm nay, ngày…./…./…….., tại ………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

Họ và tên: ………………………………………………. Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú

………………………………………………………………………………………………….

Với sự chứng kiến của:

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú

………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên bản ghi nhận sự chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của:

<Họ và tên>: …………………………………………. Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. ……………. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………….; ngày cấp:…./…./……..;

nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………………

là <cá nhân/tổ chức> có tên trong Quyết định thu hôi đất số…./QĐ-UBND ngày…./…./…….. của UBND huyện.

Ông/bà….tự nguyện tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, bàn giao đất cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản này.

Biên bản này gồm…. tờ, được lập thành…. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) là người có tên trong quyết định cưỡng chế thu hồi đất 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

NGƯỜI BỊ CƯỠNG CHẾ

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký tên, họ và tên)

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

THÀNH VIÊN BAN CƯỠNG CHẾ


Biên bản kiểm kê tài sản

Theo như quy định tại điểm C của khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai thì đối với trường hợp đã vận động mà người bị cưỡng chế vẫn không chấp hành quyết định cưỡng chế thì phía ban thực hiện cưỡng chế sẽ có quyền thực hiện cưỡng chế tổ chức đó thực hiện việc cưỡng chế.

Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc cho người bị cưỡng chế và đối với những người có liên quan cần phải ra khỏi khu đất cưỡng chế và phải tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất đó. Nếu như không thực hiện thì ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm tiến hành việc di chuyển người bị cưỡng chế và những người có liên quan tới tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Xử lý tài sản sau cưỡng chế thu hồi đất như sau: Trong trường hợp người bị cưỡng chế có sự từ chối về nhận tài sản thì phía ban thực hiện cưỡng chế cần phải lập biên bản kiểm kê tài sản và tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng như quy định của pháp luật. Sau đó phải có thông báo cho người có tài sản đến để nhận lại tài sản trên khu đất cưỡng chế.

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản trong trường hợp người bị cưỡng chế không nhận tài sản cưỡng chế được quy định như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

UBND HUYỆN…

BAN CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

——-

Số:…./BB-BBC

BIÊN BẢN

Kiểm kê tài sản của người bị cưỡng chế

Hôm nay, ngày…./…./…….., tại ………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

Họ và tên: ………………………………………………. Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan: ………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Với sự chứng kiến của:

Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

  1. Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………..

Nơi cư trú: ………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên kiểm kê tài sản để thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với:

<Họ và tên>: …………………………………………. Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. ……………. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại:………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:………………….; ngày cấp:…./…./……..;

nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………………

là <cá nhân/tổ chức> có tên trong Quyết định thu hồi đất số…./QĐ-UBND ngày…./…./…….. của UBND huyện.

Tài sản bao gồm

Stt

Tên tài sản

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

Biên bản này gồm…. tờ, được lập thành 3 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) là người có tên trong quyết định cưỡng chế thu hồi đất 01 bản, 01 bản giao cho UBND xã nơi bảo quản tài sản, 01 bản lưu hồ sơ.

NGƯỜI BỊ CƯỠNG CHẾ

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký tên, họ và tên)

(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

UBND CẤP XÃ

THÀNH VIÊN BAN CƯỠNG CHẾ


Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc cưỡng chế thu hồi đất sẽ có 3 biên bản cứng đó là biên bản giao quyết định cưỡng chế, biên bản ghi nhận sự chấp nhận cưỡng chế và biên bản kiểm kê tài sản trong trường hợp người bị cưỡng chế không nhận tài sản. Tuy nhiên trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất có thể sẽ phát sinh thêm biên bản ghi nhận diễn biến của quá trình cưỡng chế từ lúc công bố quyết định cưỡng chế cho tới khi thực hiện và hoàn thành xong việc cưỡng chế.

Xử lý vấn đề cưỡng chế thu hồi đất trái quy định của pháp luật

Đối với việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất trái với các quy định của Luật Đất đai thì được xác định là cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật.

Trong trường hợp những người có đất bị thu hồi sẽ có quyền khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về các sai phạm trong việc cưỡng chế thu hồi đất theo như đúng quy định của pháp luật về việc khiếu nại. Giải quyết về khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với các trường hợp việc thu hồi đất có liên quan tới quyền và những lợi ích của tổ chức hay những cá nhân khác trong việc sử dụng đất dựa theo đúng quy định của pháp luật và có những liên quan thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo như quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong về quyền và nghĩa vụ có liên quan tới việc sử dụng đất giữa những người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó dựa theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp chưa có quyết định về giải quyết khiếu nại thì cần phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định về cưỡng chế thu hồi đất. Đối với trường hợp phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về khiếu nại và có kết luận về việc thu hồi đất là trái pháp luật thì cần phải dừng việc cưỡng chế nếu như việc cưỡng chế đó chưa hoàn thành, phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và cần bồi thường về thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra nếu có.

Tùy vào việc cưỡng chế thu hồi trái pháp luật đã được thực hiện bởi người thi hành công vụ theo cơ quan nào mà thẩm quyền bồi thường sẽ có những quy định riêng biệt dựa theo quy định ở Điều 33 của Luật bồi thường trách nhiệm của nhà nước năm 2017.

Xử lý vấn đề cưỡng chế thu hồi đất trái quy định của pháp luật
Xử lý vấn đề cưỡng chế thu hồi đất trái quy định của pháp luật

Có được tiếp tục cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian xử lý về khiếu nại, tố cáo không?

Người có đất bị thu hồi, những cá nhân tổ chức có liên quan sẽ có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại.

Đối với trường hợp chưa có quyết định khiếu nại thì vẫn cần phải tiếp tục thực hiện về quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên nếu như trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về khiếu nại và đã có kết luận thu hồi đất là trái pháp luật thì cần phải dừng việc cưỡng chế thu hồi đất nếu như việc cưỡng chế chưa hoàn thành, phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất và cần phải bồi thường những thiệt hại gây ra do quyết định thu hồi đất ( nếu có).

Đối với những trường hợp thu hồi đất có liên quan tới các lợi ích của tổ chức hay cá nhân khác trong việc sử dụng đất dựa theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì phía nhà nước cần phải tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất dựa theo đúng quy định và không cần phải chờ đến khi giải quyết xong các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và các cá nhân, tổ chức.

Cơ quan nhà nước phải dừng việc cưỡng chế THĐ trong trường hợp vi phạm pháp luật
Cơ quan nhà nước phải dừng việc cưỡng chế THĐ trong trường hợp vi phạm pháp luật

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin có liên quan tới luật cưỡng chế thu hồi đất. Chúng tôi hy vọng rằng sau bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất và có thể nắm rõ về luật để áp dụng hay thực hiện sao cho đúng quy định quy định của pháp luật. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Đọc thêm: