Bản tin Dak Lak

4 “cái bẫy” nhử người mua và nhà đầu tư bất động sản

Bất động sản là “miếng bánh ngon” hấp dẫn đối với mọi người, nhất là với người mua và nhà đầu tư mong muốn sinh lời. Thế nhưng, bất động sản cũng là con dao hai mặt, có thể giúp người đầu tư “lên voi” nhưng đồng thời cũng có thể khiến họ “tiền mất tật mang”. Vậy để đầu tư sinh lời an toàn, hạn chế thấp nhất những rủi ro, người mua và nhà đầu tư phải biết và tránh xa 4 “cái bẫy” bất động sản dưới đây.

Những dự án “ma”

Thế nào gọi là dự án “ma”? Là những dự án chỉ nghe nói nhưng kỳ thực không có. Tại sao dự án “ma” “bẫy” được nhiều người? Bởi vì những dự án này luôn được “vẽ” lên ở những vị trí đẹp, nhiều tiện ích nhưng lại được rao bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường.

Dự án “ma” lừa tiền nhà đầu tư

Dự án “ma” lừa tiền nhà đầu tư

Để tạo lòng tin cho khách hàng và nhà đầu tư, nhiều công ty còn cho nhân viên dẫn khách hàng đến xem trực tiếp khu đất dự án. Ở đó đã bày sẵn cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người xem. Nhiều trường hợp còn liều lĩnh làm giả giấy tờ pháp lý của khu đất, giấy chấp thuận cấp phép xây dựng... để lấy được sự tin tưởng của khách hàng.

Để tránh được các dự án “vịt trời” này, người mua và nhà đầu tư cần đến UBND địa phương để tìm hiểu xem chủ đầu tư đã được cấp phép thật sự chưa. Đồng thời, tìm hiểu thật kỹ xem chủ đầu tư có đáp ứng đủ điều kiện mở bán bất động sản hay chưa.

Chưa hết, sau khi đã kiểm tra đủ 2 điều kiện trên, người mua và nhà đầu tư phải tìm hiểu xem nhà đầu tư đó là ai, có uy tín hay không, có đủ tiềm lực khả năng tài chính hay không... Bởi vì có nhiều dự án được cấp phép xây dựng nhưng khi san lấp mặt bằng xong vẫn có thể dừng.

Đất chưa có sổ đỏ

Đất không có sổ đỏ chắc chắn không ai mua rồi, nhưng đất CHƯA có sổ đỏ nhiều người vẫn liều lĩnh mua. Bởi họ tin rằng, chưa có chứ không phải không có, chưa có thì nay mai sẽ có thôi. Và quan trọng nhất là giá đất chưa có sổ đỏ lúc nào cũng hấp dẫn hơn nhiều.

Và cái giá họ phải trả đó là những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước. Thứ nhất, đất chưa có sổ đỏ nên việc mua bán chỉ có thể thực hiện bằng viết tay nên không đảm bảo giá trị về pháp lý, dễ bị tranh chấp dẫn đến hợp đồng mua bán vô hiệu. Thứ hai, đất chưa có sổ đỏ khó xác minh được nguồn gốc đất, về sau dễ bị lấn chiếm hoặc đất đang thuộc dạng tranh chấp, đất đã có quyết định thu hồi...

Cân nhắc khi mua bất động sản chưa có sổ đỏ

Cân nhắc khi mua bất động sản chưa có sổ đỏ

Vậy người mua và nhà đầu tư phải làm gì trước cái “bẫy” này? Để hạn chế rủi ro, người mua cần tìm hiểu thông tin nguồn gốc mảnh đất xem có phải là đất thổ cư hay hợp pháp không (tìm hiểu thông qua cán bộ phụ trách xây dựng, địa chính của UBND xã, phường nơi có đất). Nếu đã lỡ mua đất chưa có sổ đỏ, hãy yêu cầu người bán ghi rõ các cam kết, bồi thường khi không thực hiện đúng cam kết.

Nhà đất đang tranh chấp

Đây là “cái bẫy” dễ khiến người mua và nhà đầu tư mất sạch sành sanh. Đồng thời đây cũng là cái “bẫy” người mua dễ gặp phải nhất, vì họ thường chỉ căn cứ vào giấy tờ, hợp lệ là đồng ý mua ngay.

Nguy cơ “mất trắng” với nhà đất đang tranh chấp

Nguy cơ “mất trắng” với nhà đất đang tranh chấp

Việc tranh chấp không thể hiện trên giấy tờ nên người mua khó có thể biết được. Muốn biết, người mua phải liên hệ với UBND địa phương nơi có nhà đất định mua xem có đang bị niêm yết về việc phân chia di sản thừa kế hay không; hoặc hỏi cán bộ tư pháp xã, phường xem có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không; hoặc cũng có thể liên hệ phòng tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký đất đai của địa phương để hỏi xem thông tin nhà đất có đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án không...

Bất động sản trong cơn “sốt ảo”

Những cơn “sốt” bất động sản luôn hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người mua, bởi ai cũng mong muốn kiếm lời từ cơn sốt này. Tuy nhiên, có những cơn sốt thực chất là chiêu trò của cò đất và các đầu nậu khu vực. Họ khiến cho thị trường đất bùng lên nhanh chóng nhưng rồi cũng nhanh chóng “hạ nhiệt” ngay sau đó. Nhiều nhà đầu tư non tay đã “dính chưởng”. Nhiều người điêu đứng vì vay nóng để mua đất, khi biết sự thật đành phải chấp nhận bán lỗ để mong gỡ vốn.

>>> Xem thêm:

Bất động sản tồn tại nhiều cơn sốt ảo

Bất động sản tồn tại nhiều cơn sốt ảo

Các chuyên gia khuyến cáo, trong những cơn sốt đất, trước hết người mua phải tìm hiểu xem đó là sốt thật hay sốt ảo. Bằng cách luôn quan sát thị trường để nắm được diễn biến từng thời điểm, thẩm định giá bằng cách so sánh... Đối với những người có nhu cầu mua ở thật sự, chuyên gia khuyên rằng không nên mua khi thị trường bất động sản còn nóng sốt, dù thật hay giả.

Đầu tư bất động sản không phải là kênh an toàn nhất ai cũng biết, nhưng để hạn chế thấp nhất những rủi ro thì người mua và nhà đầu tư trước hết cần tránh xa 4 “cái bẫy” luôn chực chờ tấn công.

>>> Xem thêm: