Nội dung chính
- Rủi ro 1: Người bán nhận tiền cọc từ nhiều người mua
- Rủi ro 2: Người bán không thực hiện các yêu cầu
- Rủi ro 3: Giấy tờ nhà đất là giả
- Rủi ro 4: Nhà đất thuộc diện thế chấp tại ngân hàng
- Rủi ro 5: Nhà đất thuộc dự án treo
- Rủi ro 6: Không nhận được giấy tờ nhà
- Rủi ro 7: Không bán được dù có đủ giấy tờ
7 rủi ro pháp lý thường thấy khi mua nhà đất Đắk Lắk và cách đề phòng
Ở thời đại này, có nhiều tiền không có nghĩa là mua được nhà, mua được đất, bởi nếu dính vào 1 trong 7 rủi ro về pháp lý sau đây xem như “tiền mất tật mang”. Bài viết dành cho những ai đang có ý định mua nhà đất Đắk Lắk, đọc để biết cách phòng tránh.
Rủi ro pháp lý khiến người mua mất tiền, mang tật
Rủi ro 1: Người bán nhận tiền cọc từ nhiều người mua
Trưởng hợp này thường là người bán đang túng thiếu, hoặc người bán là một kẻ lừa đảo bất động sản chuyên nghiệp. Họ rao bán nhà đất là có thật, nhưng đồng thời cũng nhận nhiều tiền đặt cọc của nhiều người mua. Người mua vì nhẹ dạ cả tin hoặc vì chỗ thân tình quen biết nên thường thực hiện giấy viết tay để thỏa thuận về việc đặt cọc. Vì viết tay nên nếu có gì không hay xảy ra, người mua không thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Cách đề phòng tốt nhất là người mua phải làm hợp đồng với bên bán, đồng thời công chứng hợp đồng để xác nhận giá trị pháp lý. Dù cho người bán là chỗ rất thân quen thì việc đảm bảo lợi ích của mình không bao giờ là thừa.
Rủi ro 2: Người bán không thực hiện các yêu cầu
Rủi ro 2 thường xuất phát từ rủi ro 1 mà ra, nghĩa là giao dịch đặt cọc chỉ viết bằng tay, không có hợp đồng, công chứng. Dễ thấy nhất là sau khi đặt cọc, người bán không chịu thực hiện các điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng viết tay trước đó.
Vậy phải làm thế nào? Tương tự như cách ở trên, mọi giao dịch bắt buộc phải có hợp đồng và được công chứng. Dù tốn thời gian và tốn chi phí nhưng đó là cách duy nhất để đảm bảo quyền lợi của người mua.
Mọi giao dịch phải được thực hiện bằng hợp đồng, có công chứng
Rủi ro 3: Giấy tờ nhà đất là giả
Đây không chỉ là rủi ro của những người mua nhà đất tại Đắk Lắk mà còn là rủi ro nói chung khi mua nhà đất ở mọi nơi. Một là, người bán thông đồng với chủ nhà để làm giấy tờ giả. Hai là, người bán lừa cả chủ nhà (thông qua sự quen biết, tin tưởng) và sau đó làm giấy tờ giả, ngay cả chủ nhà cũng không biết. Hoặc chính chủ nhà là người bán thực hiện giao dịch mua bán với giấy tờ giả.
Cách đề phòng tối ưu nhất trong trường hợp này chưa có, vì vậy có lẽ người mua cần sự nhanh nhạy, tỉnh táo và kiểm tra thật kỹ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Rủi ro 4: Nhà đất thuộc diện thế chấp tại ngân hàng
Mặc dù nhà đất đã được thế chấp tại ngân hàng nhưng chủ nhà vẫn cố tình bán căn nhà, diều này dẫn đến nhiều rủi ro về pháp lý cho người mua nhà đất tại Đắk Lắk.
Vậy để đề phòng, người mua trước khi quyết định nên dành thời gian tìm hiểu thông tin tại ngân hàng, các sở xây dựng tại nơi nhà đất được bán để có câu trả lời.
Rủi ro 5: Nhà đất thuộc dự án treo
Sau khi người mua đặt cọc, nộp tiền theo đúng tiến độ thì bàng hoàng phát hiện nhà đất mình mua là dự án treo. Nguyên nhân có thể là chủ đầu tư không gom đủ tiền để thực hiện dự án, hoặc chủ đầu tư vi phạm pháp luật dẫn đến dự án không thể thực hiện.
Phải đề phòng thế nào với trường hợp này? Hãy “chọn mặt” thật kỹ trước khi “gửi vàng”. Tốt nhất hãy chọn các chủ đầu tư uy tín, có tên tuổi trên thị trường, có khả năng tài chính mạnh để đầu tư.
Tìm hiểu thật kỹ để tránh các dự án treo
Rủi ro 6: Không nhận được giấy tờ nhà
Sau khi thanh toán xong, cũng đã mua được nhà đất nhưng người bán lại không giao giấy tờ cho người mua như đẫ hẹn. Nhà đất dù đã thuộc về mình nhưng nếu không có giấy tờ nhà thì một ngày nào đó cũng sẽ “không cánh mà bay”. Chỉ có giấy tờ hợp lệ mới là yếu tố duy nhất chứng minh ngôi nhà đó, mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của mình.
Để tránh trường hợp này, trước đó, trong bản hợp đồng người mua phải ghi rõ ràng về thời gian người bán phải đưa giấy tờ cho người mua. Đến thời hạn, nếu người bán vẫn không trao giấy tờ thì người mua sẽ nhờ tòa án xử lý.
Rủi ro 7: Không bán được dù có đủ giấy tờ
Rủi ro này thường xảy ra ở nhà xã hội. Đó là khi người mua mua nhà theo gói hỗ trợ vay. Khi hoàn thành các bước thanh toán tiền mua nhà theo từng giai đoạn nhưng không đủ tài chính nữa nên muốn bán lại. Trớ trêu thay họ không thể bán chính căn nhà họ đã mua, vì quy định của nhà ở xã hội là chỉ bán lại được sau 5 năm kể từ ngày thực hiện xong giao dịch.
Vậy nếu muốn mua nhà đất Đắk Lắk thì hãy tìm hiểu thật kỹ quy định của pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở mua theo gói hỗ trợ vay của Chính phủ... để xem mình có đáp ứng được hay không rồi mới quyết định mua.
>>> Xem thêm:
- Cẩn thận khi mua đất tại xã Cư Suê (huyện Cư M’gar)
- Dấu hiệu của sự khởi sắc bất động sản Đắk Lắk
- 4 “cái bẫy” nhử người mua và nhà đầu tư bất động sản