Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp
Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền được tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền được thành lập doanh nghiệp. Vậy, Luật doanh nghiệp Việt Nam quy định như thế nào về các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp?
Khái niệm chung về doanh nghiệp
Tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản và được đăng ký thành lập theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Người ta sẽ dựa vào tính chất và đặc điểm để phân loại doanh nghiệp. Cụ thể:
- Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước;
- Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
- Còn theo định nghĩa doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 5 loại doanh nghiệp như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
Quyền của doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 7 quy định về quyền doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
- Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa bàn và hình thức kinh doanh.
- Doanh nghiệp được quyền tự điều chỉnh ngành nghề và quy mô kinh doanh. Có quyền lựa chọn các phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng.
- Quyền tuyển và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ.
- Được quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Có quyền tham gia tố tụng, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 8 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh khi có điều kiện.
- Các ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo theo quy định của pháp luật và đảm bảo duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ, đúng hạn về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin thành lập và hoạt động của doanh nghiệp,...
- Doanh nghiệp cần đảm bảo tính trung thực trong việc kê khai thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
- Doanh nghiệp phải có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp không được phép phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động.
- Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cách bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2022, các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh và thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các cán bộ công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam trừ những người làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Các cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác cũng không được thành lập doanh nghiệp;Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức, tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng thuộc các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp.
- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp nhận biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
- Các tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh ở một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp để các bạn tham khảo. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về luật doanh nghiệp 2022.
Xem thêm: