Bản tin Dak Lak

Căn cứ luật doanh nghiệp 2022 quy định thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới

Tại Việt Nam mỗi tháng có hàng ngàn doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Nhu cầu thành lập doanh nghiệp tăng cao kéo theo nhu cầu tìm hiểu về thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Vậy, căn cứ luật doanh nghiệp 2022 quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị một loạt các giấy tờ, thông tin bắt buộc đã được quy định và hoàn thiện các biểu theo biểu mẫu dựa trên các thông tin căn cứ luật doanh nghiệp mới nhất.

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ lên Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở kinh doanh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?

Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, cơ sở tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi là doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.

Với mục tiêu số hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, hiện nay có rất nhiều Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành Phố khuyến khích doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để tối ưu chi phí, thời gian và công sức đi lại.

Lưu ý: Bắt đầu từ năm 2022, Sở Kế hoạch đầu tư tại hai thành phố Hồ Chí Minh và TP Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp online qua cổng thông tin quốc gia và không nhận hồ sơ trực tiếp (bản giấy).

Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp
Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp căn cứ luật doanh nghiệp

Căn cứ luật doanh nghiệp 2022, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới

Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đầu tiên người thành lập doanh nghiệp cần xác định loại hình công ty. Bởi mỗi loại hình công ty sẽ cần đến một bộ hồ sơ khác nhau. Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • ​Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao các giấy tờ theo quy định của nhà nước.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong nước hợp nhà đầu tư là người ngoài.

Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách các cổ đông sáng lập hoặc các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ theo quy định của luật doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Căn cứ luật doanh nghiệp 2022, người thành lập doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ bằng một trong ba cách sau đây:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp qua đường bưu điện
  • Nộp trực tiếp.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Một trong những bước rất quan trọng khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp song song với việc nộp hồ sơ, người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.

Tại khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, lệ phí đăng ký kinh doanh có thể nộp trực tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh. Hiện nay có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm.
  • Tên của doanh nghiệp đặt đúng quy định của pháp luật.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
  • Nộp đầy đủ phí và lệ phí theo quy định.
Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là một số các căn cứ luật doanh nghiệp 2022 về thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới để các bạn tham khảo. Nhìn chung, thủ tục đăng ký doanh nghiệp tương đối đơn giản. Các bạn hãy nắm bắt các thông tin này để quá trình đăng ký doanh nghiệp mới được nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật.

Xem thêm: