Bản tin Dak Lak

Giải thể doanh nghiệp là gì? Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là tình huống xảy ra khi doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào muốn giải thể doanh nghiệp đều được. Các trường hợp giải thể được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp 2020.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không đủ hoặc không còn điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mình với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp nào?

Các trường hợp được giải thể doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Giải thể tự nguyện

Trường hợp giải thể doanh nghiệp này thể hiện sự tự nguyện của chủ doanh nghiệp vì những lý do khác nhau không còn phù hợp với mục đích kinh doanh ban đầu đề ra như: Lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, mâu thuẫn nội bộ,... Nếu gặp phải các trường hợp này, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp theo quyết định của thành viên hợp doanh với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp tư nhân; của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần; Và của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trường hợp, trong Điều lệ của doanh nghiệp có quy định về thời hạn hoạt động. Khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động thì doanh nghiệp đó sẽ phải tiến hành giải thể. Quy định thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ do sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập ra doanh nghiệp đó hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể bắt buộc

Khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, doanh nghiệp đó phải kết nạp thêm thành viên mới cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Trong thời hạn 6 tháng, doanh nghiệp đó không tiến hành kết nạp thêm thành viên mới khi số lượng không đủ hoặc không chuyển đối thành loại hình doanh nghiệp phù hợp thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải giải thể theo quy định của pháp luật.

Nếu công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực thì doanh nghiệp đó sẽ được triệu tập để đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp.

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

Trên thực tế, có nhiều ông chủ thành lập công ty và sau đó không hoạt động nữa nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động hay giải thể doanh nghiệp do ngại thủ tục pháp lý hồ sơ, mất nhiều thời gian.

Thực trạng này khiến công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp không ít khó khăn, các chủ doanh nghiệp cũng chịu tổn thất về tài sản tăng dần theo thời gian. Vì vậy, một khi doanh nghiệp của bạn không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh được nữa thì hãy tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình.

Để thực hiện giải thể và phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp cần đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp như: Nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
  • Doanh nghiệp được phép giải thể khi không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.
  • Doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán thì phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
Điều kiện để giải thể doanh nghiệp
Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bắt buộc giải thể

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án như sau:

+ Bước 1: Sau khi có quyết định thu hồi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể của Tòa án. Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia từ đăng ký doanh nghiệp sang đang làm thủ tục giải thể công ty.

+ Bước 2: Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập cuộc họp nội bộ để đưa ra quyết định giải thể.

Sau đó, doanh nghiệp giải thể phải gửi hồ sơ (Gồm bản quyết định giải thể, danh sách các chủ nợ, phương thức giải quyết nợ với từng chủ nợ) đến một trong các cơ quan sau:

  • Cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Người lao động.
  • Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
  • Các chủ nợ.

+ Bước 3: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây thì các bạn cũng biết được các trường hợp giải thể doanh nghiệp rồi phải không? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm: