Luật doanh nghiệp là gì? Những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2022
Bắt đầu từ năm 1990, nhà nước chính thức ban hành 2 đạo luật áp dụng cho doanh nghiệp. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Vậy cụ thể luật doanh nghiệp là gì? Sau 30 năm hình thành, luật doanh nghiệp đã có những điểm mới gì?
Luật doanh nghiệp là gì?
Trước khi tìm hiểu về luật doanh nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch, được thành lập và đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Một doanh nghiệp được ra đời phải có sự kiện thành lập doanh nghiệp theo những thủ tục pháp luật quy định. Các chủ thể thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện mà phải luật quy định. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phát sinh các mối quan hệ khác nhau.
Luật doanh nghiệp ra đời để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến khi chấm dứt sự tồn tại. Từ đó, chúng ta có thể hiểu luật doanh nghiệp chính là tổng thể các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực doanh nghiệp như: Hoạt động thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp và phá sản, giải thể doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp áp dụng cho các đối tượng nào?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về các đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp.
Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật Doanh nghiệp mới nhất bổ sung thêm một số điều mới như sau:
Bổ sung thêm các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp
Ngoài 6 trường hợp tổ chức, cá nhân không được thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm một số trường hợp nữa. Cụ thể:
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Công an nhân dân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (không bao gồm những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp).
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thay đổi khái niệm doanh nghiệp
Căn cứ tại Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm doanh nghiệp được quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật này”.
Sự thay đổi trong khái niệm này nhằm thực hiện theo mục tiêu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với thương mại quốc tế.
Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải thành lập Ban Kiểm soát
Dựa vào quy mô công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu cần thành lập Ban kiểm soát. Ban kiểm soát cần có từ 1 đến 5 người, trong đó sẽ có 1 người làm Trưởng Ban kiểm soát. Nếu ban kiểm soát chỉ có 1 người duy nhất thì người đó chính là Trưởng Ban kiểm soát.
Thay đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
Luật doanh nghiệp 2020 quy định xử lý phần vốn góp ở một số trường hợp đặc biệt có sự thay đổi:
Nêu thành viên góp vốn bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, nhận thực khó khăn, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó được thực hiện qua người đại diện.
Nếu thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành án phạt tù,.... thành viên đó được quyền ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
Nếu thành viên công ty là cá nhân bị tòa cấm hành nghề, cấm kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty, thành viên đó sẽ không được phép hành nghề, làm những công việc bị cấm tại công ty hoặc công ty sẽ phải ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến quyết định của Tòa án.
Thay đổi phạm vi, quyền của cổ đông phổ thông
- Luật công ty cổ phần mới nhất quy định cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền của cổ đông phổ thông.
- Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông
- Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm một số nghĩa vụ của cổ đông như:
- Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp;
- Chỉ sử dụng các thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Tuyệt đối cấm phát tán hoặc gửi thông tin được công ty cung cấp để tư lợi hay gửi cho tổ chức, cá nhân khác.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Luật Doanh nghiệp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Xem thêm: