Bản tin Dak Lak

Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những điều cần biết

Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định về khái niệm và thủ tục cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư một phần hoặc toàn bộ phần vốn trên lãnh thổ của quốc gia khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Trên thực tế, có nhiều nước trên thế giới không phân biệt vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, không có khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ gọi các doanh nghiệp thành lập dựa trên vốn đầu tư nước ngoài là theo hình thức tổ chức pháp lí của chúng.

Thuật ngữ “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” chính thức được sử dụng trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đặc trưng như:

  • Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu một phần hoặc hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trên cơ sở giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp.
  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Các hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo 2 hình thức sau:

Thành lập theo hình thức nhà đầu tư góp vốn từ ban đầu

Với hình thức này, nhà đầu tư sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành công doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, tùy lĩnh vực hoạt động mà lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

Các hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

Với hình thức thành lập doanh nghiệp này, nhà đầu tư sẽ góp vốn vào một doanh nghiệp của Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào mỗi lĩnh vực hoạt động mà nhà đầu tư có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào doanh nghiệp Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện các thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam. Say đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Căn cứ pháp lý về việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ căn cứ vào một số điều luật sau:

  • Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
  • Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư là công dân quốc gia khác mang quốc tịch.
  • Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khi thành lập công ty có vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp khi thành lập cần có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn mua cổ phần của tổ chức kinh tế. Đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc trường hợp Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo). Nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp thì cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Đối tượng áp dụng luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đối tượng áp dụng luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đầu tiên, nhà đầu tư cần kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau 15 ngày kể từ ngày kê khai, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiện cho việc theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.

Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để xử lý, tiếp nhận, tra kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trên đây là một số thông tin về luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bạn cần biết. Hy vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về luật doanh nghiệp này.

Xem thêm: