Bản tin Dak Lak

Luật phá sản 2022 quy định về thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Luật phá sản 2022 ra đời đã giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối của chính phủ trong việc ngừng hoạt động công ty làm ăn kém. Luật phá sản là căn cứ giúp chủ nợ có thêm hy vọng thu hồi một phần nợ hoặc ít nhất có thể được cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục phá sản của doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân làm chủ, có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ, không có tư cách pháp nhân, không được phép phát hành bất cứ loại hình chứng khoán nào, không được góp vốn thành lập hay mua cổ phần và phần vốn góp.
  • Theo Luật Phá sản năm 2014, phá sản được hiểu là doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán, nhận quyết định tuyên bố phá sản từ tòa án.
  • Thủ tục phá sản của công ty tư nhân là thủ tục pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp không có khả năng giải quyết được thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thủ tục phá sản của doanh nghiệp tư nhân là gì?
Thủ tục phá sản của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Chủ thể có quyền yêu cầu thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp, người có quyền và nghĩa vụ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân khi hết thời hạn 3 tháng mà doanh nghiệp tư nhân không đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa có thành lập công đoàn được quyền gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lương và các khoản nợ khác cho người loại động khi hết thời hạn 3 tháng.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.
  • Các cá nhân, tổ chức phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chủ thể có quyền yêu cầu thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể có quyền yêu cầu thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Để giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cần thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu

Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Thẩm phán sẽ gửi thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân về lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (Trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản).

Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung luật định, Thẩm phán sẽ gửi thông bảo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung.

Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân cho Tòa án nhân dân nếu thuộc thẩm quyền xử lý của họ.

Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Các thông báo về việc xử lý đơn yêu cầu thủ tục phá sản bắt buộc phải trên văn bản. Gửi đồng thời cho người nộp và doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán biết.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân

Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Bước 4: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tòa án nhân dân sẽ có quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Tiến hành triệu tập và gửi thông vào triệu tập hội nghị chủ nợ hoặc hoãn hội nghị chủ nợ.

Bước 6: Phục hồi hoạt động kinh doanh

Đưa ra phương án và thực hiện các phương án phục hồi kinh doanh. Tòa án sẽ đưa ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi quyết định kinh doanh nếu không đạt hiệu quả.

Bước 7: Tuyên bố doanh nghiệp phá sản

  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
  • Thanh lý tài sản;
  • Thứ tự phân chia tài sản.
Tuyên bố doanh nghiệp phá sản doanh nghiệp
Tuyên bố doanh nghiệp phá sản doanh nghiệp

Trên đây là đầy đủ các thông tin về thủ tục phá sản doanh nghiệp tư nhân quy định trong luật phá sản 2022 để các bạn tham khảo. Mong rằng, thông qua bài viết trên bạn có thể biết thêm một số thông tin hữu ích về thủ tục phá sản. Nếu bạn có thông tin nào chưa rõ hay cần tư vấn về thủ tục phá sản doanh nghiệp thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm: