Bản tin Dak Lak

Cập nhật thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất

Trường hợp xấu nhất của một doanh nghiệp là làm ăn thua lỗ và phải tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất như thế nào? Hãy hãy chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Để tiến hành thủ tục giải thể trước tiên doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được thông qua bởi chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên, bởi Hội đồng thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty Cổ phần và bởi các thành viên hợp danh với Công ty hợp danh.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung cơ bản sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Lý do giải thể doanh nghiệp.
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Thời hạn thanh lý và thanh toán các khoản nợ không quá 06 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
  • Đưa ra các phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp động lao động.
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Bước 2: Công khai quyết định giải thể doanh nghiệp

Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp sẽ công khai thông tin này cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vẫn còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, phải gửi kèm các phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, những người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị sẽ là các đối tượng chịu trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như sau:

  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH và các quyền lợi khác của người lao động thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi thanh toán xong các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại sẽ thuộc về chủ thể doanh nghiệp, cổ đông, các thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp.

Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Quy định tại khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020, việc giải thể doanh nghiệp sẽ được thực hiện qua hai hình thức:

Giải thể doanh nghiệp theo hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan quan có thẩm quyền sẽ gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể đến cơ quan thuế. Trong 2 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp về lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong 5 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp tự động

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận được bất cứ một phản đối bằng văn bản nào từ các bên liên quan, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tự động cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn bổ sung thêm quy định đối với doanh nghiệp giải theo quyết định của Tòa án hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm có:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp.
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội.
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết.
  • Xác nhận của Ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản.
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã bố cáo giải thể theo quy định.
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp hoặc hủy con dấu.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Báo cáo về thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, kèm theo cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

Trên đây là chi tiết các thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất để các bạn tham khảo. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Xem thêm: