Bản tin Dak Lak

Xuất hiện sốt rét ác tính ở bệnh nhân thứ 2

Từ đầu năm 2019 đến nay ghi nhận, có 2 trường hợp mắc bệnh sốt rét ác tính. Trường hợp thứ 2 vừa xuất hiện cách đây gần 1 tháng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng phát bệnh nặng.

Hồ sơ bệnh án

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, vừa qua tiếp nhận thêm một ca bệnh sốt rét ác tính ở người bệnh Lý Seo Hòa (sinh năm 19393, trú xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).

Ca bệnh sốt rét ác tính thứ 2 ở tỉnh Đắk Lắk

Ca bệnh sốt rét ác tính thứ 2 ở tỉnh Đắk Lắk

Theo đó, ngày 09/07, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao 40 độ, rét run, ra mồ hôi, đau đầu, lơ mơ và tiếp xúc kém. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị mắc sốt rét ác tính (SRAT).

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi mắc bệnh sốt rét ác tính, anh Lý Seo Hòa thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy nên bị muỗi cắn. Khi bị sốt, do chủ quan nên anh không đến bệnh viện mà chọn cách điều trị tại nhà. Cho đến khi bệnh trở nặng thì gia đình mới đưa anh đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để khám, chữa trị.

Thạc sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu liên tục để điều trị cho bệnh nhân. Đến nay, người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng vẫn phải tích cực theo dõi, điều trị.

Biểu hiện và cách xử lý khi bị sốt rét ác tính

Xuất hiện trường hợp thứ 2 bị sốt rét ác tính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cho thấy người dân cần biết cách phòng tránh và xử lý vì bệnh có thể tìm đến mình bất cứ lúc nào.

Người dân cần trang bị kiến thức về bệnh sốt rét

Người dân cần trang bị kiến thức về bệnh sốt rét

Biểu hiện của bệnh sốt rét ác tính

Trước hết, người bệnh cần biết mình có đang bị sốt rét ác tính hay không hay chỉ là sốt đơn thuần dựa vào các biểu hiện sau:

  • Rối loạn ý thức nhẹ như li bì, cuồng sảng, vật vã...
  • Sốt cao liên tục
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy nhiều lần, đau bụng cấp...
  • Đau đầu dữ dội, thiếu máu nặng, da xanh...

Sau đó người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn sốt ác tính với các biểu hiện lâm sàng của biến chứng nặng như:

  • Rối loạn ý thức, hôn mê, mệt lả người;
  • Co giật;
  • Thở sâu và rối loạn nhịp thở;
  • Phù phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp;
  • Suy thận cấp, suy tuần hoàn;
  • Vàng da và niêm mạc, chảy máu tự nhiên hoặc chỗ tiêm truyền...

Khi bị sốt rét, phải nhanh chóng đến bệnh viện

Khi bị sốt rét, phải nhanh chóng đến bệnh viện

Cách xử lý khi bị sốt rét ác tính

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu như nói trên chứng tỏ người bệnh đang mắc bệnh sốt rét ác tính. Phải làm gì trong trường hợp này?

Người bệnh sốt rét ác tính phải được can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ để hạ nhiệt độ cơ thể, cắt đứt cơn co giật; chống sốc, suy hô hấp cấp, suy thận cấp; chống thiếu máu; điều chỉnh rối loạn nước...

Người nhà bệnh nhân cần thực hiện đúng yêu cầu của các bác sĩ để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị biến chứng, giúp người bệnh thoát khỏi sự nguy kịch có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và bà con toàn khu vực Tây Nguyên nói chung, cần có các biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu như là: Mắc màn (mùng) khi ngủ; sử dụng các biện pháp diệt muỗi như vợt, nhang, thoa kem...; vệ sinh môi trường xung quanh chỗ ở, loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi; nếu đi làm ở núi rừng, cần mang theo màn để ngủ lại, uống thuốc phòng bệnh trước khi đi... Nếu thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh sốt rét, cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: